Tác giả: Hùynh Thế Du
Bài đã được xuất bản.: 09/04/2011 06:00 GMT+7
Khi lạm phát xảy ra, đồng tiền sẽ mất giá. Vậy phần mất đi của người nắm giữ tiền mặt sẽ đi đâu? Câu trả lời đơn giản là vào “túi” của Nhà nước thông qua “thuế lạm phát”.
Với cùng một lượng tiền mặt như nhau nhưng khi lạm phát xảy ra, sau một thời gian người giữ tiền sẽ mua được ít hàng hóa hơn. Ví dụ, với mức giá tăng đến 17,96% trong năm 2010 và giả sử 1kg lương thực có giá 10 nghìn đồng vào đầu năm thì 100 nghìn đồng sẽ mua được 10kg, nhưng cuối năm chỉ còn 8,5kg. Tính bình quân trong năm 2010, những người giữ tiền mặt đã mất 11,75% giá trị tài sản của mình khi so với rổ hàng hóa chung của cả nền kinh tế.
Phần mất đi của người nắm giữ tiền mặt sẽ đi đâu? Câu trả lời đơn giản là vào "túi" của Nhà nước thông qua "thuế lạm phát".
Lạm phát được định nghĩa là mức tăng giá chung của nền kinh tế mà nguyên nhân chính của nó là lượng tiền tăng cao hơn lượng hàng hóa sau một thời gian. Hiểu một cách đơn giản, năm ngoái trong nền kinh tế có 100 đồng và 100 đơn vị hàng hóa thì giá cả sẽ là 1 đồng/hàng hóa. Năm nay do Chính phủ in thêm tiền nên trong nền kinh tế có thêm 10 đồng và tổng số tiền sẽ là 110 đồng. Với giả sử số hàng hóa vẫn không thay đổi thì giá của một hàng hóa sẽ là 1,1 đồng hay tăng 10%.
Bằng việc in tiền để mua hàng hóa trong nền kinh tế của mình, Nhà nước đã làm giảm giá trị (sức mua) của lượng tiền đang có. Một cách gián tiếp Nhà nước đã đánh thuế lên những người nắm giữ tiền mặt. Đây chính là thuế lạm phát.
Thuế lạm phát là thứ thuế mà hầu như nước nào cũng có, nhưng nó có tính lũy thoái mà hiểu một cách đơn giản người có thu nhập thấp hơn phải chịu mức thuế suất cao hơn.
Phần mất đi của người nắm giữ tiền mặt sẽ đi đâu? Câu trả lời đơn giản là vào "túi" của Nhà nước thông qua "thuế lạm phát".
Lạm phát được định nghĩa là mức tăng giá chung của nền kinh tế mà nguyên nhân chính của nó là lượng tiền tăng cao hơn lượng hàng hóa sau một thời gian. Hiểu một cách đơn giản, năm ngoái trong nền kinh tế có 100 đồng và 100 đơn vị hàng hóa thì giá cả sẽ là 1 đồng/hàng hóa. Năm nay do Chính phủ in thêm tiền nên trong nền kinh tế có thêm 10 đồng và tổng số tiền sẽ là 110 đồng. Với giả sử số hàng hóa vẫn không thay đổi thì giá của một hàng hóa sẽ là 1,1 đồng hay tăng 10%.
Bằng việc in tiền để mua hàng hóa trong nền kinh tế của mình, Nhà nước đã làm giảm giá trị (sức mua) của lượng tiền đang có. Một cách gián tiếp Nhà nước đã đánh thuế lên những người nắm giữ tiền mặt. Đây chính là thuế lạm phát.
Thuế lạm phát là thứ thuế mà hầu như nước nào cũng có, nhưng nó có tính lũy thoái mà hiểu một cách đơn giản người có thu nhập thấp hơn phải chịu mức thuế suất cao hơn.
Ví dụ một người có thu nhập 1 triệu đồng phải đóng thuế 200 nghìn chắc chắn thấp hơn số thuế 1 triệu đồng của người có thu nhập 10 triệu đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người có thu nhập thấp hơn phải chịu thuế suất gấp đôi (20% so với 10%) người có thu nhập cao. Điều này ngược với nguyên tắc công bằng dọc trong thuế khóa, người có khả năng thấp hơn phải chịu mức thuế thấp hơn.
Nguyên nhân gây ra tính lũy thoái của thuế lạm phát là do việc tăng giá trong nền kinh tế theo khuynh hướng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm - rổ hàng hóa tiêu dùng chủ yếu của người nghèo - thường cao hơn rất nhiều so với những mặt hàng khác, nhất là những hàng hóa cao cấp - loại hàng hóa chiếm một tỷ phần chi tiêu lớn của những người khá giả hơn.
Ví dụ, nếu thu nhập của một người chủ yếu dành cho lương thực thực phẩm thì năm 2010 họ phải "đóng thuế" khoảng 17%, trong khi nếu chi cho đồ uống hay thiết bị và đồ dùng gia đình thì mức thuế chưa bằng một nửa con số nêu trên.
Tóm lại, thuế lạm phát là thứ thuế tồn tại trong hầu hết các nền kinh tế, nhưng nó có tính lũy thoái đánh vào người nghèo gây ra bất công trong xã hội nên cần phải hết sức hạn chế bằng việc kéo mức tăng giá xuống càng thấp càng tốt (thông thường là một vài phần trăm ở các nước phát triển và dưới 5% ở các nước đang phát triển).
Có một điểm cần lưu ý khác là sở dĩ bất kỳ một Chính phủ nước nào cũng có thể in tiền và công chúng sẽ sử dụng chúng là do uy tín của Chính phủ. Nói một cách khác đằng sau giá trị của đồng tiền một nước nào đó chính là uy tín của Chính phủ. Do vậy, việc in và sử dụng tiền cần phải tính toán hết sức cẩn thận.
Nguyên nhân gây ra tính lũy thoái của thuế lạm phát là do việc tăng giá trong nền kinh tế theo khuynh hướng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm - rổ hàng hóa tiêu dùng chủ yếu của người nghèo - thường cao hơn rất nhiều so với những mặt hàng khác, nhất là những hàng hóa cao cấp - loại hàng hóa chiếm một tỷ phần chi tiêu lớn của những người khá giả hơn.
Ví dụ, nếu thu nhập của một người chủ yếu dành cho lương thực thực phẩm thì năm 2010 họ phải "đóng thuế" khoảng 17%, trong khi nếu chi cho đồ uống hay thiết bị và đồ dùng gia đình thì mức thuế chưa bằng một nửa con số nêu trên.
Tóm lại, thuế lạm phát là thứ thuế tồn tại trong hầu hết các nền kinh tế, nhưng nó có tính lũy thoái đánh vào người nghèo gây ra bất công trong xã hội nên cần phải hết sức hạn chế bằng việc kéo mức tăng giá xuống càng thấp càng tốt (thông thường là một vài phần trăm ở các nước phát triển và dưới 5% ở các nước đang phát triển).
Có một điểm cần lưu ý khác là sở dĩ bất kỳ một Chính phủ nước nào cũng có thể in tiền và công chúng sẽ sử dụng chúng là do uy tín của Chính phủ. Nói một cách khác đằng sau giá trị của đồng tiền một nước nào đó chính là uy tín của Chính phủ. Do vậy, việc in và sử dụng tiền cần phải tính toán hết sức cẩn thận.
Theo Tạp chí Tia Sáng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét