– Hàng loạt những câu nói “đanh thép” và quyết đoán về điều hành xăng dầu, của người đứng đầu Bộ Tài chính, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã gây “chấn động” trong nhiều ngày nay trên các phương tiện đại chúng.
Ngày 20/9 vừa qua, Bộ Tài chính đã chủ trì Hội thảo “Điều hành thị trường xăng dầu ở Việt Nam”. Đến dự hội thảo có khá nhiều lãnh đạo thuộc Bộ Công Thương, doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, đặc biệt lần đầu tiên có Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đến dự và chủ trì.
Tại Hội thảo, một cuộc tranh luận “nảy lửa” về cơ chế điều hành xăng dầu, giữa doanh nghiệp và hai Bộ Công thương - Tài chính đã diễn ra. Đáp lại những vướng mắc và bức xúc xung quanh vấn đề quản lý và điều hành xăng dầu, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã đưa ra khá nhiều quyết định khá “đanh thép” và quyết đoán.
Đúng như tiêu đề của cuộc Hội thảo, trong suốt 4 tiếng, những vấn đề gai góc nhất về điều hành xăng dầu đã được đưa ra.
Theo Bộ Công Thương hiện tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lỗ khá nhiều, do cách điều hành giật cục và giá xăng dầu chưa đưa được về đúng nghĩa thị trường, tăng giảm không theo nguyên tắc. Nếu điều hành như thế này khả năng vỡ hệ thống xăng dầu là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đặc biệt, tại Hội thảo này Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng đã đưa ra những khoản lỗ không lỗ mà Tập đoàn đang phải gánh chịu.
Đáp lại những vướng mắc này, Bộ trưởng Huệ đã lập tức đưa ra những đối chất với Tổng Giám đốc Petrolimex và yêu cầu giải thích rõ xăng lỗ bao nhiêu, dầu lỗ bao nhiêu? Tuy nhiên, vị lãnh đạo này đã không thể làm rõ được vấn đề.
Trước vấn đề trên, Bộ trưởng Huệ đã đưa ra khẳng định rằng “Doanh nghiệp mà không tách lỗ đối với từng mặt hàng là không thể chấp nhận được bởi trong hạch toán kinh doanh không bao giờ hạch toán cụm sản phẩm như vậy. Không hiểu vấn đề quản trị của Petrolimex thế nào?”.
“Việc giảm giá xăng là có cơ sở, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về vấn đề này", Bộ trưởng Huệ quả quyết.
Ngày 20/9 vừa qua, Bộ Tài chính đã chủ trì Hội thảo “Điều hành thị trường xăng dầu ở Việt Nam”. Đến dự hội thảo có khá nhiều lãnh đạo thuộc Bộ Công Thương, doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, đặc biệt lần đầu tiên có Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đến dự và chủ trì.
Tại Hội thảo, một cuộc tranh luận “nảy lửa” về cơ chế điều hành xăng dầu, giữa doanh nghiệp và hai Bộ Công thương - Tài chính đã diễn ra. Đáp lại những vướng mắc và bức xúc xung quanh vấn đề quản lý và điều hành xăng dầu, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã đưa ra khá nhiều quyết định khá “đanh thép” và quyết đoán.
Đúng như tiêu đề của cuộc Hội thảo, trong suốt 4 tiếng, những vấn đề gai góc nhất về điều hành xăng dầu đã được đưa ra.
Theo Bộ Công Thương hiện tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lỗ khá nhiều, do cách điều hành giật cục và giá xăng dầu chưa đưa được về đúng nghĩa thị trường, tăng giảm không theo nguyên tắc. Nếu điều hành như thế này khả năng vỡ hệ thống xăng dầu là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đặc biệt, tại Hội thảo này Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng đã đưa ra những khoản lỗ không lỗ mà Tập đoàn đang phải gánh chịu.
Đáp lại những vướng mắc này, Bộ trưởng Huệ đã lập tức đưa ra những đối chất với Tổng Giám đốc Petrolimex và yêu cầu giải thích rõ xăng lỗ bao nhiêu, dầu lỗ bao nhiêu? Tuy nhiên, vị lãnh đạo này đã không thể làm rõ được vấn đề.
Trước vấn đề trên, Bộ trưởng Huệ đã đưa ra khẳng định rằng “Doanh nghiệp mà không tách lỗ đối với từng mặt hàng là không thể chấp nhận được bởi trong hạch toán kinh doanh không bao giờ hạch toán cụm sản phẩm như vậy. Không hiểu vấn đề quản trị của Petrolimex thế nào?”.
“Việc giảm giá xăng là có cơ sở, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về vấn đề này", Bộ trưởng Huệ quả quyết.
"Bộ Tài chính luôn theo sát và không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Những vấn đề do Nhà nước điều hành khách quan dẫn đến tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp, Nhà nước sẽ hoàn toàn có trách nhiệm để bù đắp, nhưng bù đắp những chi phí hợp lý chứ không thể nào đi gánh những khoản bất hợp lý của thị trường” - Bộ trưởng Huệ khẳng định.
Cùng với khẳng định này Bộ trưởng Huệ cũng đưa ra tuyên bố khá cương quyết: “Nếu doanh nghiệp nào thấy lỗ quá không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được nhà nước”.
“Tôi đã có 10 năm làm kiểm toán Nhà nước, trong đó có 5 làm Tổng kiểm toán Nhà nước, nên tôi biết rõ hơn ai hết từng doanh nghiệp như thế nào và cũng thuộc các số liệu lỗ, lãi của doanh nghiệp như lòng bàn tay. Điều này có nghĩa, tôi thừa hiểu các nhà nhập khẩu xăng dầu lỗ hay lãi và sức chịu đựng của họ đến đâu. Vì vậy Bộ đủ sức đề điều hành 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu”, Bộ trưởng Huệ tuyên bố.
“Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Tài chính, tôi xin tuyên bố sẽ không cho phép doanh nghiệp nào bỏ việc lưu thông xăng dầu, khó khăn nào cũng có thể giải quyết. Chúng tôi làm việc và điều hành có trách nhiệm, không phải vì 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, mà vì cả nền kinh tế và hơn 86 triệu người tiêu dùng xăng dầu trên lãnh thổ này”, Bộ trưởng Huệ, tái khẳng định.
Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Huệ cũng không quên đưa ra những tuyên bố làm yên lòng bao nhiêu người tiêu dùng: “Giá xăng dầu trên thế giới là yếu tố nhạy cảm, biến động hàng giờ dưới những tác động của rất nhiều yếu tố về kinh tế - chính trị và xã hội. Mỗi một sự tăng, giảm của giá xăng dầu đều có tác động trực tiếp tới giá cả của hầu hết các sản phẩm, dịch vụ trong nền kinh tế và điều đó sẽ ảnh hưởng ngay tới lợi ích của các đối tượng”.
“Từ nay đến cuối năm, tôi cho rằng không thể để giá theo Nghị định 84 được. Trong điều kiện hiện nay cũng không nên tăng giá xăng dầu mà sẽ sử dụng hết cách để bù lỗ cho doanh nghiệp, kể cả bù giá. Chúng ta nên bình tĩnh, Bộ sẽ làm hết sức mình. Để nắm rõ hoạt động lỗ, lãi của các doanh nghiệp xăng dầu, từ đó có cơ sở minh bạch trong điều chỉnh giá, Bộ Tài chính đã cử ba đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về vấn đề này”. Bộ trưởng Huệ tuyên bố.
Cùng với khẳng định này Bộ trưởng Huệ cũng đưa ra tuyên bố khá cương quyết: “Nếu doanh nghiệp nào thấy lỗ quá không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được nhà nước”.
“Tôi đã có 10 năm làm kiểm toán Nhà nước, trong đó có 5 làm Tổng kiểm toán Nhà nước, nên tôi biết rõ hơn ai hết từng doanh nghiệp như thế nào và cũng thuộc các số liệu lỗ, lãi của doanh nghiệp như lòng bàn tay. Điều này có nghĩa, tôi thừa hiểu các nhà nhập khẩu xăng dầu lỗ hay lãi và sức chịu đựng của họ đến đâu. Vì vậy Bộ đủ sức đề điều hành 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu”, Bộ trưởng Huệ tuyên bố.
“Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Tài chính, tôi xin tuyên bố sẽ không cho phép doanh nghiệp nào bỏ việc lưu thông xăng dầu, khó khăn nào cũng có thể giải quyết. Chúng tôi làm việc và điều hành có trách nhiệm, không phải vì 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, mà vì cả nền kinh tế và hơn 86 triệu người tiêu dùng xăng dầu trên lãnh thổ này”, Bộ trưởng Huệ, tái khẳng định.
Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Huệ cũng không quên đưa ra những tuyên bố làm yên lòng bao nhiêu người tiêu dùng: “Giá xăng dầu trên thế giới là yếu tố nhạy cảm, biến động hàng giờ dưới những tác động của rất nhiều yếu tố về kinh tế - chính trị và xã hội. Mỗi một sự tăng, giảm của giá xăng dầu đều có tác động trực tiếp tới giá cả của hầu hết các sản phẩm, dịch vụ trong nền kinh tế và điều đó sẽ ảnh hưởng ngay tới lợi ích của các đối tượng”.
“Từ nay đến cuối năm, tôi cho rằng không thể để giá theo Nghị định 84 được. Trong điều kiện hiện nay cũng không nên tăng giá xăng dầu mà sẽ sử dụng hết cách để bù lỗ cho doanh nghiệp, kể cả bù giá. Chúng ta nên bình tĩnh, Bộ sẽ làm hết sức mình. Để nắm rõ hoạt động lỗ, lãi của các doanh nghiệp xăng dầu, từ đó có cơ sở minh bạch trong điều chỉnh giá, Bộ Tài chính đã cử ba đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về vấn đề này”. Bộ trưởng Huệ tuyên bố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét