Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Lại những con số

Chính phủ đã điều chỉnh con số tăng trưởng GDP cho năm 2012 xuống mức thực tế hơn: 6-6,5%.
Thế nhưng trên TBKTSG số ra tuần này có bài “Dàn nhạc lỗi nhịp”, trong đó tác giả cho biết hầu hết các địa phương, kể cả những tỉnh nghèo đều đặt mục tiêu tăng trưởng với mức cao “giật mình”. Chẳng hạn: Đồng Tháp: 13,5%; Đồng Nai: 12-13%; Sóc Trăng: 12,5%; Hà Tĩnh: trên 13%; Điện Biên: 12,8%Thanh Hóa: từ 13,5% trở lên; Nam Định:13%...
Cũng trên số báo này, có những con số gây ấn tượng khác. Đó là mặc dù chúng ta cứ liên tục nghe chuyện cắt giảm đầu tư công nhưng bài “Tái cấu trúc đầu tư, cần siết kỷ cương trước” cho biết theo báo cáo vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và trình Chính phủ vào đầu tháng 10, số dự án sử dụng vốn nhà nước mới khởi công trong nửa đầu năm nay chẳng những không giảm, mà còn tăng mạnh. Cụ thể, có đến 6.731 dự án mới khởi công trong 6 tháng đầu năm và tăng gần 1.000 dự án so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bài “Nhiệm vụ khó khăn”, có một con số kỷ lục. “Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá cho biết, các bộ, ngành và chính quyền địa phương đã gửi danh mục dự án đầu tư công trong năm tới ra Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tổng số tiền 300 tỉ đô la Mỹ. Ông nói: “Với một nền kinh tế quy mô 105 tỉ đô la Mỹ hiện nay, thì chúng ta không được ăn gì, tiêu gì trong 3 năm mới đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư chỉ trong 1 năm”.
Toàn là những con số gây nhức đầu

Chuyện giàu nghèo – chưa có lối ra


Biểu tình phản kháng luôn luôn là cách thức để lôi kéo sự chú ý của công chúng vào một vấn đề gì đó và tìm kiếm sự ủng hộ cho những giải pháp đưa ra. Phong trào “Chiếm lấy phố Wall” làm được điều thứ nhất nhưng thất bại ở điều thứ hai.
Đến nay ai cũng biết “Chiếm phố Wall” là một cách nói, một cách hành động để biểu lộ sự bất mãn sâu sắc tình trạng phân hóa giàu nghèo, giữa 1% dân số giàu nhất và 99% số người còn lại. Theo nhà kinh tế đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz trong một bài báo mang tựa đề “Của 1%, Do 1%, Vì 1%”, một phần trăm dân số giàu nhất nước Mỹ đang sở hữu đến 40% tài sản nước này. Tệ hại hơn, người giàu ngày càng giàu hơn và dĩ nhiên khi tổng thu nhập quốc dân thay đổi không đáng kể thì người nghèo buộc phải càng nghèo đi. Năm 1980, 1% người giàu nhất chiếm 9% có tổng thu nhập nước Mỹ thì đến năm 2006, họ chiếm gần đến 19%.
Phong trào “Chiếm phố Wall” lan ra khắp thế giới, chứng tỏ chuyện phân hóa giàu nghèo không chỉ giới hạn vào nước Mỹ và sự bất mãn của người dân không chỉ tập trung vào phố Wall.
Sự phẫn nộ của người dân có lẽ bùng phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008, lúc hàng ngàn tỷ tiền đóng thuế của người dân được tung ra để cứu lấy hệ thống ngân hàng và các tập đoàn tài chính. Những tưởng sau đó, kinh tế phục hồi, mọi chuyện đâu vào đó nhưng nước Mỹ và nhiều nước khác vẫn đang đối diện nạn thất nghiệp cao ngất, kinh tế vẫn đình trệ và giới ngân hàng vẫn tự thưởng cho mình hàng chục triệu đô-la mỗi người. Thử hỏi không ai không bất mãn trước tình thế đó.
Nhưng vấn đề là làm gì để giải quyết nạn bất bình đẳng trong thu nhập thì không ai có thể đưa ra câu trả lời hoàn hảo. Lấy ví dụ chuyện trả thu nhập cho giới đứng đầu các tập đoàn tài chính. Chính các khoản lương thưởng cao ngất cho một số ít người đứng đầu là động lực thúc đẩy sự hoạt động với hiệu quả cao nhất của các tập đoàn này, là thanh nam châm thu hút người tài vào khu vực này và là củ cà rốt đòi hỏi mọi người ganh đua nhau làm việc tận lực với hy vọng ngày nào đó họ sẽ đến đích, bỏ túi được những khoản thưởng hậu hĩ. Nếu bỏ cơ chế trả lương thưởng cao trong nền kinh tế thị trường, chúng ta xóa đi một động lực rất lớn và trong bối cảnh kinh tế ngày càng tệ hại, không ai dám và không ai muốn làm chuyện đó cả.
Tuần trước báo chí mới tiết lộ Steve Jobs, nhà doanh nhân huyền thoại vừa mới qua đời, khi gặp Tổng thống Obama vào năm ngoái, đã tiên đoán thẳng, Obama sẽ chỉ là tổng thống một nhiệm kỳ. Đó là bởi Jobs phản đối những biện pháp kiểm soát thị trường mà Obama đang cố gắng áp dụng. Một con người từng được xem là cấp tiến như Stev Jobs mà khi quyền lợi doanh nghiệp bị đe dọa vẫn lên tiếng phản ứng thì làm sao các chính trị gia, những người phụ thuộc rất nhiều vào nguồn quỹ vận động từ doanh nghiệp, dám áp dụng biện pháp gì để xóa bớt sự bất bình đẳng trong thu nhập.
Thật ra thủ phạm sâu xa của hố sâu giàu nghèo ở các nước chính là lòng tham của giới tài phiệt lợi dụng quá trình toàn cầu hóa diễn ra trong những thập niên qua. Thoạt tiên, toàn cầu hóa được xem là con đường tối ưu hóa sản xuất trên bình diện toàn cầu, là sự phân công lại nguồn lực lao động và sự phân bổ vai trò cho các nước. Các khâu sản xuất cần nhiều công nhân được chuyển dần sang các nước nghèo; nước giàu chỉ còn giữ các khâu dịch vụ, được định giá cao hơn nhiều lần. Nhìn ở góc độ tích cực, toàn cầu hóa đã nâng cao mức sống của hàng trăm triệu con người ở những nước đang phát triển nhưng ngược lại, nhìn từ các nước phương Tây, hàng loạt ngành công nghiệp lần lượt bị dẹp bỏ, công nhân thất nghiệp tràn lan, nhiều thành phố công nghiệp bị bỏ hoang, nhiều kỹ năng biến mất. Và dĩ nhiên trong quá trình chuyển biến này, giới tư bản hưởng lợi nhiều nhất vì đã tối đa hóa được lợi nhuận, bất kể biên giới địa lý.
Để có thể dễ hình dung, chúng ta cứ tưởng tượng toàn trái đất này là một ngôi làng, mọi người được quyền di chuyển dễ dàng để sống ở bất kỳ nơi đâu như trong một câu chuyện khoa học viễn tưởng. Toàn cầu hóa như vừa qua ắt, trên lý thuyết, sẽ dẫn đến chỗ nhiều công nhân các nước giàu sẽ phải di cư sang những nước nghèo để kiếm việc làm thích hợp với họ và chịu một mức sống giảm sút. Nhưng chính ở những nước nghèo, toàn cầu hóa cũng làm trình trạng chênh lệch giàu nghèo nhanh chóng nảy sinh; những người thợ luôn phải chịu đồng lương thấp còn giới chủ vẫn hưởng thu nhập trên trời. Những năm trước khủng hoảng, tình trạng bất bình đẳng còn chịu đựng được vì phương Tây định giá trị các khâu dịch vụ trong chuỗi sản xuất toàn cầu rất cao. Chúng ta đều biết giá trị gia công giày Nike hay quần áo thời trang rất thấp so với giá bán cao ngất của chúng vì đa phần chạy vào chi phí thiết kế, quảng cáo, tiếp thị… Nhưng dần dần phương Tây mới hiểu ra năng suất trong dịch vụ không thể tăng bằng tốc độ tăng của sản xuất – chênh lệch này vì cạnh tranh sẽ giảm và cuối cùng thu nhập, định đoạn bởi năng suất sau cùng, giảm trên chung cuộc.
Ai cũng muốn nền kinh tế nước mình đi vào công nghệ cao, làm chuyện to lớn chứ không mắc kẹt vào dây chuyền sản xuất cổ lỗ. Nhưng nếu nhìn vào sự phát triển của nước Mỹ trong những năm qua chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy một bức tranh méo mó. Theo số liệu của tờ Economist, tổng cộng các hãng danh tiếng nhất nước Mỹ hiện nay gồm Apple, Google, Facebook và Amazon chỉ có 113.000 nhân viên, bằng một phần ba lượng nhân viên của hãng GM vào năm 1980. Người Mỹ thường đem những tên tuổi này ra để trấn an mọi người rằng nước Mỹ hiện vẫn dẫn đầu trong thế giới kinh doanh, với những sáng kiến làm ăn không ai vượt qua, với những sản phẩm cả thế giới phải trầm trồ. Sự thật là giá trị các hãng này đem lại cho nước Mỹ không lớn như các đại gia thời trước như GM, Ford, Caterpillar, General Electric hay Kodak. Họ không tạo ra sự thịnh vượng cho cả một cộng đồng mà chỉ đem lại tiền tỷ cho một số ít người đứng đầu các tập đoàn này.
Thế nhưng, cả thế giới đã lậm sâu vào con đường phân công theo mô hình toàn cầu hóa, không thể một sớm một chiều mà thay đổi gì được. Đó là lý do vì sao Phong trào “Chiếm Phố Wall” cho đến nay vẫn chưa đưa ra được một giải pháp gì cho sự phản kháng của họ.

Nguyễn Vạn Phú

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Không đơn giản chỉ bởi lòng tham

Đào Tuấn
Khi các vụ vỡ nợ lớn nhỏ đua nhau đổ bể, người ta bắt đầu nhắc lại vụ án nước hoa Thanh Hương hồi cuối những năm 80. Tháng 3-1990, khi vụ Thanh Hương đổ bể, số nợ huy động trong dân chúng lên tới con số khủng khiếp: 37 tỷ đồng. Để dễ hình dung mức độ khổng lổ của con số và cơn sốc xã hội bấy giờ, có thể đối sánh với giá gạo, khoảng 900đ/kg, thu nhập bình quân đầu người khoảng 227 USD và tỷ giá 4.500 đồng/USD.
“Phương thức nợ Thanh Hương” sau này được tổng kết là “kiểu lừa rất cổ điển”: Thương hiệu ảo- Lãi cao. Với 10.000 đồng lãi trên mỗi 1.000.000 đồng vốn và một thương hiệu mà cứ mỗi giờ vàng lại có những ca sĩ nổi tiếng hát những bản nhạc được sáng tác riêng cho Thanh Hương, cả TP HCM lên cơn sốt khi dường như ai cũng là chủ nợ của Thanh Hương.
Bối cảnh của vụ án nước hoa Thanh Hương, và ngay trước đó là vụ đổ vỡ hàng loạt các HTX tín dụng, có lẽ là giai đoạn bất ổn nhất trong lịch sử kinh tế Việt Nam: Tỷ giá tồn tại phi thực tế và trong 9 năm đã tăng 450 lần, từ 10 đồng/1 USD năm 1981 lên 4.500đ/1 USD tháng 3-1989. Do ảnh hưởng bởi giá lương tiền, tỷ lệ siêu lạm phát xảy ra chưa từng có trong suốt các năm 1986- 1989. Từ kỷ lục về lạm phát 453,3% năm 1986, đến trước thời điểm Thanh Hương vỡ nợ, lạm phát “vẫn còn” 95,3%. Cần phải nhấn mạnh là để đối phó với lạm phát, Nhà nước bấy giờ cho….đổi tiền- nhấn mạnh thêm, là sau khi in tiền không xuể.
Cho tư nhân vay với lãi suất cao hơn lạm phát, rất đơn giản, chính là một hình thức giữ tiền của dân.
Một nghiên cứu của tướng Công an Phạm Minh Chính, người đang đương chức Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh nếu ví dụ: Năm 1988, 1 lô đất ở khu vực Láng Thượng (Đống Đa- HN) được giao dịch với giá 2 chỉ vàng. 2 năm sau, lô đất này được giao dịch lại với giá 7 lượng vàng. Cao gấp 35 lần giá cũ. Đến năm 1993, giá đã là 120 cây vàng, gấp 17 lần giá 3 năm trước và 600 lần so với giá cách đó 5 năm. TS Chính cho rằng: Tâm lý muốn đảm bảo tiền bằng nhà và đất xuất hiện vào đầu những năm 90.
Sau vụ Thanh Hương, tâm lý trú ấn khiến người dân tiếp tục giữ tài sản của mình bằng cách đầu tư vào đất đai, và vàng, thay vì là gửi tiền vào ngân hàng như Nhà nước mong muốn. Không phải ngẫu nhiên là đúng vào năm 1990, Việt Nam lần đầu tiên buộc phải cho nhập khẩu vàng. Không phải là ngẫu nhiên mà giá đất từ 1990 lên theo chiều thẳng đứng và cơn sốt đất đầu tiên xảy ra năm 1993.
Sách “Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá” của cặp đôi TS Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng cho biết: Kinh tế tư nhân bấy giờ không tiếp cận được nguồn vồn ngân hàng, phổ biến là do không có tài sản thế chấp và chính sách không khuyến khích của Ngân hàng đối với những khoản vay này. KT tư nhân, trong điều kiện hầu bao bị bót nghẹt trông phần lớn vào hình thức “Hụi”. Và lẽ đương nhiên, thị trường tín dụng phi chính thức ra đời, thậm chí rất phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu từ hai phía dư vốn và thiếu vốn.
Hụi họ, tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại từ đó đến giờ như một kênh huy động vốn “dân gian”. Và vỡ nợ chỉ xảy ra khi nền kinh tế “có vấn đề”.
Không khó để chỉ ra những vấn đề của nền kinh tế hiện nay và đó là những vấn đề đã từng tồn tại trong thập niên 80 của thế kỷ trước.
Khi nguồn vốn bị bóp nghẹt với lãi suất vượt quá định mức lợi nhuận thông thường, khi mà thị trường chứng khoán, kênh huy động vốn liên tục trong tình trạng đèn đỏ, mà con số gần 47 ngàn doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản chỉ là một mặt của vấn đề, thì người ta phải trông chờ vào tín dụng đen, hoặc không làm gì cả. Khi niềm tin vào đồng nội tệ suy giảm, người ta phải chuyển đổi tiền đồng vào đất, vào vàng, vào ngoại tệ. dù bất động sản đang đóng băng, dù vàng cao hơn giá thế giới cả triệu đồng mỗi lượng, dù tỷ giá thậm chí được “điều chỉnh” 3 lần trong chỉ 7 ngày. Và khi mà lạm phát cao hơn mức lãi suất ngân hàng tới cả chục %, người ta sẵn sàng chấp nhận rủi ro với tín dụng phi chính thức để bảo toàn tài sản của mình.
Đã có một cách nhìn nhận rất ác tâm xung quanh câu chuyện vỡ nợ: “Lòng tham và cả tin”; “Chung quy chỉ tại lòng tham”; “Lòng tham đang được sát hạch”…
Nhưng vỡ nợ không đơn giản chỉ bởi lòng tham.
Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù và bắt đầu một cuộc đời mới. Nhưng chắc chắn những Mười Ba, Mười Bốn sẽ xuất hiện. Rất sớm thôi.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Quốc hiệu qua các thời kỳ lịch sử:


(Dị bản: Xích Quỷ (còn gọi là Thích Quỷ), theo Việt Nam Sử lược là có nguồn gốc từ thủy tổ của người Việt là Kinh Dương Vương, tên tục là Lộc Tục, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm nhâm tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Có thuyết cho rằng, truyền thuyết "Âu Cơ Trăm trứng" gắn với nhân vật Sùng Lãm này)
Văn Lang kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN. 
Âu Lạc Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc). Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN[1]), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.
Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.
Đại Cồ Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.
Đại Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
Đại Ngu là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu (虞) ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si".
Việt Nam Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệuNam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.
Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam). 

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Giá trị con người và dư luận xã hội

Trần Tấn Bản
Nhân vụ Domimique Straus Kahn – cựu giám đốc IMF “tẩn” cô hầu phòng tại một khách sạn ở New York và vụ người ta “ném đá” vào em Ngọc Trinh (chắc là không còn trinh đâu!!!! He he), tự dưng ngứa ngón trỏ muốn bàn về giá trị con người và dư luận xã hội.
 Dominique Straus Kahn người Do thái, quốc tịch Pháp, tuổi ngoài sau mươi-vẫn- chạy-tốt, giám đốc IMF, được cho là có công trong việc cứu thế giới qua cơn khủng hoảng kinh tế gần đây. Ông là ứng cử viên số một cho chức Tổng thống Pháp nhiệm tới. Trong giây phút hứng-không-chịu-được, ông “tẩn” cô hầu phòng một phát. Tra tay vào còng. Sự nghiệp chấm hết.
 Em Ngọc –không-còn-Trinh có thân thể nuột nà, các vòng đều chuẩn. Nhờ thế em đạt chức hoa hậu một cuộc thi sắc đẹp do các đại gia Việt kiều tổ chức (kiểu thi hoa hậu như ngày xưa Hắc công tử Trần trinh Huy tổ chức ở Bạc liêu).
 Em Ngọc-không-còn-Trinh có thân hình đẹp, em tự hào về điều đó, em biết khai thác thế mạnh của mình để kiếm tiền (bằng cách chụp hình quảng cáo đồ lót chẳng hạn). Ngoài ra, em không thể có những thứ khác. “Ném đá” vào em vì những điều em không có (mà người khác mong đợi em phải có) là không công bằng. Một cô bé quê Bến tre, con một người xe ôm, học hết lớp 7 thì không thể bắt em phải có những hiểu biết của những người được học hành tử tế cho dù có gán cho em bất kỳ danh hiệu cao đẹp nào.
 Ông Dominique Straus Kahn là nhà kinh tế có tài, ông đóng góp cho thế giới nhờ cái đầu biết điều hành kinh tế củamình khi là Giám đốc IMF. Chuyện sinh lý mạnh hay “tẩn” cô hầu phònglà chuyện đời tư ông ấy, và ở khía cạnh này ông không phải là gương mẫu. Tuy nhiên, ông là Giám đốc IMF chứ không phải Giáo hoàng. Người ta cần một giám đốc IMF có cái đầu biết nghĩ ra những giải pháp kinh tế khôn ngoan chứ không phải là một người đạo mạo hay liệt dương. “Ném đá” vào chuyện đời tư của ông là không công bằng.
 Trịnh Công Sơn là một nhạc sỹ có tài, đã sang tác rất nhiều bài hát để đời. Nhưng về đời tư, Trịnh Công Sơn là người yêu đương lăng nhăng và …lười tắm, như thế là không tốt. May là người ta nhớ đến ông như một nhạc sỹ thiên tài chứ không phải là một người ở dơ. Ở trường hợp này, dư luận xã hội rất công bằng.
 Giá trị một con người nên được nhìn nhận từ những gì họ đóng góp cho xã hội ở vai trò của họ, thay vì xoáy vào toàn bộ đời tư, hay khuyết tật của họ bởi vì Nhân bất thập toàn.
 Viết thêm:
 Mới đây người ta “truy” ráo riết cái bằng ĐH của em Lý-hơi-Kỳ, lôi cả Bộ Văn hóa vào việc này. Nói một cách công bằng, em Lý-hơi –Kỳ có nhan sắc được, nghe nói em nói được ba ngoại ngữ Anh, Đức, Hoa. Như thế là quá giỏi. Em biết giao tiếp, bằng chứng là gần đây em kề vai bá cổ Jackie Chan và mệnh phụ cỡ to nói tiếng tàu. Về sự nghiệp diễn viên, em đóng vài bộ phim, diễn xuất vào loại thường thường. Em “nổ” hơi to hơn mức cần thiết. Đại sứ du lịch của một quốc gia nên là gương mặt của công chúng, đẹp (hiểu theo nghĩa rộng), khéo giao tiếp, biết ngoại ngữ. Em Lý-hơi-Kỳ không phải là lựa chọn xuất sắc nhưng là tàm tạm. Vấn đề là không nên kỳ vọng việc chọn Đại sứ du lịch sẽ vực dậy nền du lịch nước nhà. Cứ xem nó như bổ nhiệm bình thường, như bổ nhiệm ông Giám đốc sở giáo dục của tỉnh chẳng hạn. Cái cần làm cho ngành du lịch là vận động người dân giữ các danh lam thắng cảnh sạch sẽ, không chem., chặt khách du lịch… thay vì tốn côn sức cải nhau em Lý-hơi-Kỳ hay em Lý gì khác làm Đại sứ.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Cười chút chơi!!!!

Cậu bé nhờ bố giải thích rõ các từ chính trị vừa học ở lớp. Ông bố là một Bí Thư Huyện Ủy, nói:

"Con hãy nhìn vào gia đình mình đây là một điển hình. Bố đi kiếm tiền, vậy bố là Nhà tư bản. Mẹ quản lý số tiền này nên mẹ là Nhà nước. Con được cha mẹ chăm lo đời sống hàng ngày nên con là Nhân dân. Chị ôsin nhà ta dĩ nhiên là Giai cấp lao động, còn cậu em còn quấn tã của con sẽ là Tương lai đất nước. Con hiểu chưa?".

Cậu bé hiểu mập mờ nhưng không hỏi thêm và lăn ra ngủ.

Nửa đêm cậu bé tỉnh dậy phần vì đói phần vì cậu em đã ị ra tã lót và

khóc. Cậu đi đến phòng ngủ bố mẹ, gõ cửa nhưng mẹ ngủ rất say nên không nghe tiếng. Cậu bèn đi đến phòng chị ôsin thì nhìn thấy bố đang ì xèo vật nhau với chị ta trên giường. Cả hai đều rất "bận rộn" nên cũng không nghe thấy tiếng gõ cửa của cậu ta. Cậu chán nản đi về phòng và ngủ tiếp.

Sáng hôm sau trong lúc ăn sáng ông bố hỏi con trai xem cậu ta đã hiểu các từ mình đã giảng hôm qua chưa?.

Cậu bé trả lời: "Vâng, bây giờ con đã hiểu rồi. Nhà tư bản thì đè đầu cưỡi cổ , tước đoạt hết quàn áo Giai cấp lao động, trong khi Nhà nước ngủ say như chết. Nhân dân thì đói nhưng không biết kêu la với ai ,còn Tương lai đất nước thì chèm nhẹp thúi hoắc!".