Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

Sếp phân việc

Hôm nay tháng tốt ngày lành
Tao,mày phân việc rõ rành xem sao

Dân chủ cứ phát ào ào
Tập trung quyền lực thu vào tay ai?
Việc tao ngồi ký suốt ngày
Thực thi việc ấy …thì mày giúp tao.
Ăn uống thì mày phải bao
Việc suy, việc nghĩ… tao giao cho mày.
Tham quan khắp chốn đó đây
Mở rộng tầm mắt thì mày phần tao.
Lên rừng xuống biển gian lao
Tuổi mày còn trẻ…tao giao cho mày.
À quên…còn có chuyện này
Đi thăm cơ sở thì mày tính sao?
Kế hoạch thu hái phong bao
Mày lập chi tiết …để tao thi hành.
Tìm kiếm nhà đất nội thành
Mặt tiền, giá rẻ…mày giành cho tao.
Ơ này… còn chuyện tào lao
Thì mày quá biết …là tao chân thành
Đứa nào gái trẻ, đẹp trinh
Kính lão đặc thọ…mày giành cho tao
Khi nào dùng hết khấu hao
Thì tao… lại sẽ bàn giao trả mày.
Lại quên… còn có chuyện này
Đấu tranh thẳng thắn tính mày giống tao.
Phê bình lãnh đạo cấp cao
Hôm ấy tao ốm…phải giao cho mày
Tao ăn bổng lộc hơi dày
Thanh tra có hỏi ,thì mày tính sao?
Làm gì có bổng lộc nào
 chia đều hết ra bao nhiêu phần
Tự tay  tính, bốc phân
Bao nhiêu phần bấy nhiêu lần  chia
 nên để sẵn phong bì
Thanh ta nhác thấy… cười khì Thank you!
 mình quả thật đáng yêu
Làm gì có chuyện nói điêu ăn dày”.
Năm năm trước tao sáu hai
Tìm mãi chẳng được người tài thay tao.
Nếu trên có hỏi vì sao:
Về hưu… chuyện vặt…tao giao cho mày.
Hình như mày mới năm hai
Bước vào độ chín nhân tài…quá hay.
Lại đây tao bảo cái này
Ghé tai nói nhỏ kẻo bay ra ngoài.
Năm bảy năm nữa đâu dài
Ghế này chễm chệ còn ai hơn mày
Đứng yên…tao bảo cái này
Tao cấm mày nghĩ việc mày chống tao.
Chống tao cũng chẳng làm sao
Buộc tao phải nghĩ cách tao trị mày
Trời cao, biển rộng đất dày
Tao đố mày thoát tay này của tao.
Bao ngày thức trắng đếm sao
Bao đêm nhịn mặc tao nào có quên
Số mày quả thật là hên
Gặp  cao thượng càng thêm tự hào
Trên trời ti tỉ vì sao
Sao nào sánh được tình tao với mày
” St “

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Có nên sửa đổi chuyện Tấm Cám không ?

Thời gian gần đây, xung quanh chuyện sử câu chuyện tấm cám có rất nhiều y kiến khác nhau. Bản thân tôi khi đọc bài viết : Có nên sửa đổi chuyện Tấm Cám không ? của tác giả Chu Văn Sơn thấy rất tâm đắc nên xin phép đăng lại đây để thỉnh thoảng đọc lại, mong tác giả bài viết cho phép.


Có nên sửa đổi chuyện Tấm Cám không ?

CHU VĂN SƠN
 Dù chưa bao giờ ngừng quan tâm đến văn học dân gian, nhưng tôi không phải chuyên gia văn học dân gian. Nói về nó, tôi không khỏi ái ngại. Song, dư luận về chuyện cổ tích Tấm Cám đang dậy lên trong những ngày này, với nhiều luồng ý kiến khác nhau, đã khiến ít ai có thể làm ngơ được. Theo quan sát của mình, tôi thấy nổi lên ít nhất ba vấn đề: 1) có quyền và có nên sửa đổi bản kể (đặc biệt là cái “kết”) chuyện Tấm Cám hay không? 2) nếu sửa thì sửa theo hướng nào ? 3) có nên dạy chuyện Tấm Cám trong nhà trường hay không ? Tôi xin được lần lượt chia sẻ đôi điều xung quanh những khía cạnh ấy.
1. Trước hết, có một hiện tượng đã trở thành thuộc tính, thành qui luật của văn học dân gian là các văn bản của nó không bao giờ “hoàn kết”, mà luôn luôn vận động. Do lưu hành bằng truyền miệng qua không gian (vùng miền) và thời gian (đời này qua đời khác) mà các bản kể của mỗi tác phẩm văn học dân gian luôn được sáng tạo lại, được sửa đổi, thêm bớt tùy vào nhu cầu văn hóa và dấu ấn văn hóa của con người ở các vùng miền và các thời đại. Vì thế mà ở văn học dân gian mới tồn tại hiện tượng “dị bản”. Mỗi một văn bản được kể lại, được ghi lại (sưu tầm) chỉ là một trong những “điểm dừng chân” trên hành trình bất tận đó thôi. Có thể nói, văn bản Tấm Cám được sử dụng hiện nay trong nhà trường cũng không thể nằm ngoài qui luật chung đó. Việc các nhà sưu tầm thời hiện đại ghi lại, tức định dạng cho nó thành cái văn bản (viết) vẫn lưu hành như hiện nay, rồi đưa vào nhà trường, đã gây cho không ít người một ảo tưởng rằng: đó là bản chính thống/sau chót/cố định. Ảo tưởng này dần lâu lại biến thành một “mặc định”. Tiếc rằng ngay cả các chuyên gia về văn học dân gian cũng không ít người có “mặc định” như vậy. Nếu xem một bản kể nào đó là cố định, bất di bất dịch, không thể sửa đổi nữa, thì vô hình chung đã xóa bỏ luôn tính chất hiện tồn của văn học dân gian. Dân gian đã sáng tạo ra, thì dân gian cũng có quyền sửa đổi để tiếp tục hoàn thiện nó theo nhu cầu văn hóa của mình.
Riêng về chuyện Tấm Cám, thực ra, không phải đến hiện nay mới có chuyện băn khoăn cấn cái về cái kết của nó. Từ nhiều chục năm nay, trong dư luận (mà hình như bắt đầu từ học đường, phụ huynh rồi đến văn nghệ sĩ) đã có những rì rầm về cái kết đó rồi. Theo quan sát của tôi, mối băn khoăn của cộng đồng xung quanh việc này, không chỉ đơn giản là chuyện sửa đổi hay không đối với cái kết của một chuyện cổ tích. Mối bận tâm của cộng đồng chúng ta sâu xa và quan trọng hơn nhiều : ấy là vấn đề tập quán và truyền thống. Mỗi tác phẩm dân gian là một kết tinh về mặt nào đó và ở mức nào đó truyền thống của một cộng đồng. Mà truyền thống cũng không phải nhất thành bất biến. Trái lại, nó vẫn luôn vận động theo chiều hướng tích cực, với hai mặt song hành và tương hỗ : vừa liên tục đào thải những yếu tố không còn phù hợp, vừa liên tục tích hợp những yếu tố tiên tiến để tự làm giàu và làm mới. Có những yếu tố, ở gian đoạn lịch sử này thì phù hợp, cho nên được chấp nhận, thậm chí, được đề cao, đến giai đoạn khác thì không còn phù hợp nữa, cần phải điều chỉnh, đào thải. Tôi cho rằng sự lên tiếng của dư luận đối với cái kết của chuyện Tấm Cám có nguồn gốc sâu xa từ nguyện vọng đó của đông đảo người Việt hiện đại. Một cái kết gắn với cách trả thù tàn khốc của Tấm đối với mẹ con Cám có lẽ là một cái kết phù hợp với tâm lí thường tình của số đông trong những thời cả cộng đồng sôi sục chống ngoại xâm và đấu tranh giai cấp, nó thỏa mãn nhu cầu trừng phạt kẻ thù một cách triệt để, tận độ chăng ? Chúng ta hiểu vì sao, cùng theo một môtip “Lọ lem” phổ biến, nhưng các chuyện tương tự trên thế giới không có cái kết tàn khốc nhưTấm Cám. Còn ở Việt Nam, cái kết tàn khốc đó, trong những giai đoạn trước lại ít gây cấn cái đối với đa số người đọc. Song, chống kẻ thù giai cấp hay chống ngoại xâm cũng chỉ là các tình huống bất thường trong đời sống của mỗi dân tộc. Còn đời sống bình thường của mỗi dân tộc là sống trong hòa bình, hòa hợp. Để có thể sống trong hòa bình và hòa hợp thì không thể nặng lòng thù hận và dung dưỡng những đòn thù tàn khốc. Vì thế mà đã nảy sinh dị ứng với cái kết của chuyện Tấm Cám. Mong muốn sửa đổi cái kết phản ánh nhu cầu loại bỏ khía cạnh tiêu cực đã đeo bám dai dẳng tiềm thức của cộng đồng, nhu cầu ngăn ngừa cái mầm hận thù có thể gieo rắc vào đời sống tinh thần của những thế hệ sau và nhu cầu bồi đắp những gì là tích cực cho truyền thống Việt.
Bởi thế, theo tôi, người Việt hôm nay có quyền kể lại những câu chuyện của mình theo nhu cầu nhân văn của thời đại mới. Việc ấy vừa hợp với qui luật tồn sinh của văn học dân gian vừa hợp với nguyện vọng hoàn thiện những giá trị Việt cho truyền thống của mình.
2. Trước khi bàn việc sửa đổi cái kết của chuyện cổ tích Tấm Cám, có lẽ cần phải hiểu kĩ hơn về thực chất những dị ứng của cộng đồng đối với cái kết. Có thể thấy ngay rằng cộng đồng không dị ứng với việc trừng phạt mẹ con Cám. Cả tư tưởng dân gian Việt, lẫn tinh thần Phật giáo đều thống nhất một phương châm: “khuyến thiện” và “trừng ác” là hai mặt phải tiến hành song song và không thể thiếu nhau. Trong chuyện cổ tích này, mẹ con Cám là hiện thân của cái Ác, chúng đã gây bao tội ác tày đình đối với Tấm, thì không thể không bị trừng phạt. Trừng phạt kẻ thủ ác, kẻ gây nghiệp ác là thi hành công lí và hợp đạo lí. Vậy, cộng đồng băn khoăn dị ứng với điều gì ? Chỉ dị ứng về các khía cạnh này thôi: nhân vật nào đứng ra trừng phạt ? trừng phạt bằng cách nào ? và với mức độ nào ? Cụ thể là dị ứng với nhân vật thực hiện việc trừng phạt là Tấm. Dị ứng với cách trừng phạt là lừa xuống hố, dội nước sôi cho chết. Dị ứng với việc Tấm còn đem xác Cám muối mắm, rồi lại còn gửi mắm làm từ xác em gái cho mẹ ghẻ ăn. Ngần ấy hành động cộng lại khiến cho người ta thấy cách trừng ác của Tấm đã vượt quá mức cần thiết, nó gần như là mất nhân tính. Ở đây, những chuyên gia văn học dân gian có thể bào chữa cho Tấm rằng : đừng hiểu truyện cổ tích theo lối hiện thực thế, cần hiểu truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại của nó, rằng Tấm là hiện thân của cái Thiện còn mẹ con Cám là hiện thân của các Ác, đây là cái Ác đang phải trả giá đắt cho những gì nó đã gây ra, và cái Thiện cũng cần ra tay trừ diệt cái Ác một cách triệt để. Vâng, nhưng có thể có những lí do để thấy sự biện bạch đó khó thuyết phục. Thứ nhất, một khi văn bản đã tạo ra mối quan hệ ruột rà máu mủ giữa Tấm và Cám, thì liệu có thể đòi hỏi người đọc chuyện cổ tích xem các nhân vật mẹ kế – con chồng, chị – em ruột ở đây chỉ đơn thuần là hiện thân cho hai lực lượng trong xã hội là Thiện – Ác không thôi được chăng ? Thứ hai, có nhất thiết phải chính Tấm ra tay trừng phạt em gái và mẹ kế của mình như thế không ? Thứ ba, có nhất thiết phải làm tất cả những mức độ man rợ như Tấm đã làm mới là trừng Ác không ? Chúng ta nhớ đến chuyện Thạch Sanh. Thạch Sanh cũng là hiện thân của cái Thiện và Mẹ con Lý Thông cũng là hiện thân của cái Ác. Mẹ con Lý Thông đã gieo rắc tội ác với Thạch Sanh không thua gì mẹ con Cám. Chúng phải bị trừng trị đích đáng. Nhưng cái kết ở đó dễ được đồng tình vì: Thạch Sanh thì rộng lòng tha cho, nhưng trời đất đã không dung tha. Thiên Lôi đã giáng sấm sét giết chết, biến chúng thành con bọ hung. Sự trừng phạt ở đó là thuộc về đạo trời. Cái Ác đáng bị trừng phạt, nhưng cái Thiện cũng cần phải trừng phạt một cách nhân tính chứ không thể mất nhân tính  được. Chuyện Tấm Cám có thể và xứng đáng có một cái kết với sự trừng phạt nhân tính hơn.
Tuy nhiên, không thể ứng xử tùy tiện đối với một bản kể cổ tích, cho dù chỉ là sửa đổi cái kết của nó. Việc sửa một bản kể đã ăn khá sâu vào nhiều thế hệ người đọc là một điều vô cùng phức tạp. Nó khó khăn gấp vạn lần so với việc trùng tu một công trình kiến trúc cổ xưa. Bất cứ một sửa đổi nào, dù nhỏ, nếu không phù hợp với tâm lí tiếp nhận cổ tích nói chung, tâm lí tiếp nhận cổ tích của người Việt nói riêng, chắc chắn sẽ gây hẫng hụt, thậm chí, phản cảm đối với người đọc, người nghe. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp sửa đổi rơi vào tình trạng như vá một miếng vải kaki lên một thân áo gấm xưa rồi. Bởi, công việc này, về thực chất, là phải tạo ra được một chỉnh thể mới cho thiên cổ tích vốn đã bắt rễ sâu vào tiềm thức người đọc. Mọi sửa đổi bất chấp đặc trưng thi pháp thể loại đều có nguy cơ phá hỏng chỉnh thể vốn có của thiên truyện. Tuy nhiên, thế giới này cũng đã từng có Anđecxen, người đã tái tạo và sáng tạo ra nhiều thiên cổ tích dựa trên sự thẩm thấu sâu sắc nhuần nhuyễn những đặc trưng tinh vi của thể loại … Cổ tích ở ta, ngoài những yếu tố văn hóa dân gian Việt, còn có sự pha trộn nhiều yếu tố văn hóa của các dân tộc khác cùng các yếu tố tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo. Nếu không tính đến những điều này, việc sửa đổi khó tránh khỏi bất cập. Riêng về cái kết của chuyện Tấm Cám, trong bản kể đang lưu hành phổ biến hiện nay, có thể thấy nó tiềm ẩn ít nhất là ba kiểu kết khác so với cái kết đã có mà xem ra vẫn phù hợp với mạch truyện cũng như phù hợp với tinh thần cổ tích. Nghĩa là, vẫn tuân thủ nghiêm ngặt cái quy luật “ác giả ác báo”, nhưng Tấm không phải trực tiếp “thi hành án” và mẹ con Cám vẫn phải đền tội đích đáng. Thứ nhất, kiểu kết “gậy ông đập lưng ông”: mẹ con Cám lại nghĩ kế hãm hại Tấm, nhưng chính mình lại sập bẫy của mình một cách trớ trêu và thê thảm hơn bất cứ hậu quả nào chúng từng gây ra. Thứ hai, là kiểu kết theo luật trời: mẹ con Cám bị Trời hoặc Phật (Bụt) trừng phạt (biến chúng thành những con vật bẩn thỉu ghê tởm, từa tựa như cái kết chuyện Thạch Sanh). Và, thứ ba, là kiểu kết theo luật đời: mẹ con Cám bị nhà vua trừng phạt theo phép nước. Thời gian gần đây, do sớm băn khoăn về cái kết của chuyện Tấm Cám và thiết tha với việc khai thác các giá trị Việt trong các tích cổ của dân tộc để làm ra những tấm chăn cổ tích, màSentory (17B, Hàm Long, Hà Nội) đã đề xuất một cái kết khá thú vị theo hướng thứ ba này.
Tại sao chúng ta không nhân việc này mà tổ chức một cuộc thi kể lại chuyệnTấm Cám trong toàn quốc nhỉ ? Biết đâu trong số các bản kể mới lại xuất hiện bản ưu việt hơn bản hiện hành. Và biết đâu, nhân cuộc này mà những Anđecxen đang ẩn dật đâu đó tại các chốn quê đất Việt lại có dịp lộ diện đăng quang ? Có thể lắm chứ ! Tại sao không ?
3. Đối với giáo dục, cái được học chính thức thường phải là những gì thật chuẩn. Một văn bản văn chương được chọn để học chính thức cho học sinh thì nên là những văn bản càng ít gây phản ứng, dị ứng càng tốt. Không nên loại bỏ một chuyện cổ tích như Tấm Cám ra khỏi chương trình; người học cần biết đến nó. Nhưng có nhiều cách và nhiều mức độ để biết về nó. Biết ở dạng đọc thêm cũng là một cách, một mức chứ sao ! Kho tàng cổ tích Việt Nam có bao nhiêu tác phẩm hay, đâu riêng gì Tấm Cám. Mà cốt truyện Tấm Cám lại thuộc một môtip cốt truyện khá phổ biến trên thế giới, nét tương đồng với quốc tế thì nhiều, còn những nét độc đáo của cổ tích Việt ở đó đâu có đậm gì hơn những thiên cổ tích khác của ta. Vả chăng, một câu chuyện gây nên những dị ứng ở đông đảo người học, người nghe, mà vẫn dùng để giảng dạy chính thức thì có e lợi bất cập hại không ? Tại sao cứ nhất thiết phải học chính thức chuyện Tấm Cám ? Có thể chuyển nó sang dạng bài để đọc thêm cũng rất tốt chứ sao ! Nhất là khi chuyện lại chưa có được một cái kết đáp ứng tốt nhu cầu nhân văn chính đáng của người đọc hôm nay!
  Hà Nội, 13 – 11 – 2011

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

NGUYỄN GIA THIỀU - HỒN THƠ ẤY, CHIẾC PHAO TRÊN CẠN...

Trần Mạnh Hảo

Khi tiếp cận một số tác gia văn học lớn thời phong kiến như Nguyễn Trãi, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương...hầu như giới nghiên cứu văn học "quy phạm" ở nước ta đều dùng khái niệm "trung đại" (trung cổ) là phạm trù văn hóa khu biệt của phương Tây để làm hệ quy chiếu đo đạc, thậm chí còn làm phương pháp luận tiếp cận nữa.

Chính sự lầm lẫn "lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia" trong phương pháp luận ấy đã dẫn đến những đánh giá khá sai lạc về 9 thế kỷ văn học dân tộc thời phong kiến của ông cha ta. Chúng tôi xin vứt bỏ cái kính chiếu yêu trung cổ - kinh viện lầm lạc kia để nhìn nhận các tác gia văn học thời phong kiến của ta dưới một cái nhìn khác, không phụ thuộc vào những định kiến hay những bùa chú, những công cụ tiếp cận gông cùm lỉnh kỉnh ngoại lai nào. Trước hết, chúng tôi xin đề cập tới một đại tác gia: Nguyễn Gia Thiều.

Có lẽ, đại thi hào Nguyễn Du, người kém Nguyễn Gia Thiều 25 tuổi, kém Đoàn Thị Điểm 51 tuổi, là người đã từng mê đắm Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc? Vì vậy, trong Truyện Kiều, chúng ta còn gặp đâu đó hồn lục bát Nguyễn Du phảng phất khói sương, hơi hướng hai kiệt tác trước đó. Ví phỏng như không có Chinh phụ ngâm vàCung oán ngâm khúc, liệu ngày nay chúng ta đã có một tuyệt tác như đang có trên tay: Truyện Kiều không? Nhất là tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ của Nguyễn Gia Thiều đã ảnh hưởng đến hồn lục bát Nguyễn Du hơn cả. Đoàn Thị Điểm phải nhờ vào bản Hán văn của Đặng Trần Côn, Nguyễn Du dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mới thành hồn Việt, tiếng Việt tuyệt vời. Nguyễn Gia Thiều không cần vịn tạm vào cây cầu Hán tự, hay mượn lốt Trung Hoa mà Việt hóa hồn người. Ông viết trực tiếp bằng chữ Nôm, bằng tiếng Việt, một thứ tiếng Việt rất đài các hàn lâm, rất thâm sâu thông tuệ: "Trải vách quế gió vàng hiu hắt", kết hợp với tiếng Việt bình dân, vừa hoa hèn cỏ nội, vừa muối mặn gừng cay, rất đời thường dung dị: "Lau nhau ríu rít cò con cũng tình". Chỉ vỏn vẹn 356 câu thơ song thất lục bát, diễn tả nỗi lòng ai oán của cung nữ mà tỏ bày chuyện nhân tình thế thái, chuyện trời đất, tử sinh của thân phận làm người; Cung oán ngâm khúc quả là một kiệt tác được thể hiện với một nghệ thuật thơ trác việt, xuất chúng, mang tính tư tưởng và thẩm mỹ vào loại cao sang nhất, sâu sắc nhất, mỹ lệ nhất trong kho tàng văn học cổ Việt Nam. 


Nguyễn Gia Thiều mượn tâm trạng cung nữ mà nói chí hướng mình, mượn mình mà đối chất, ỉ ôi ta thán thời thế, mượn thời thế mà vẩn vơ nghĩ ngợi kiếp người, mượn kiếp người mà đối thoại, ầu ơ cùng trời đất, mượn trời đất mà rong ruổi nỗi hư không, mượn hư không mà an ủi, xẻ chia nỗi buồn cung nữ. Chính vì vậy, mỗi câu thơ của bậc thiên tài không chỉ đa ngữ nghĩa, đa tầng đa vỉa như vân gỗ trong cây chò chỉ nghìn năm, mà còn nghĩa ở ngoài nghĩa, chữ ở ngoài chữ, tư tưởng ngoài tư tưởng, như khói sương ngoài lại khói sương. Vì vậy, khi đọc Cung oán ngâm khúc, chúng ta không chỉ phải dùng thị giác, thính giác, tri giác, cảm giác, trực giác mà còn phải huy động cả linh giác, huệ giác, vô giác, thiên địa giác, tổng hợp lại trong mơ hồ THI GIÁC mới có cơ gặp được hồn thơ bách tuế thiên tuế này. Ví dụ như khi đọc câu thơ huyền nhiệm này của Ôn Như hầu: "Cái quay búng sẵn trên trời / Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm" mà chỉ tựa vào "cái quay" luân hồi sắc không, bào ảnh Phật giáo, hoặc tiêu dao vô vi với "người đi đêm" áo gấm Lão Trang kia cũng chưa thấu được bờ bến câu thơ. Chừng như cái huyệt, cái rốn, cái thần của câu thơ mang mang rất đạo này lại nằm trong một động từ "búng" rất bé, rất đời, rất ngẫu nhiên ; như thể trên biển cả vô cùng của thế giới đèn cù hư ảnh, vang lên rất đanh, rất sắc một tiếng con tôm nhân tình chợt búng tanh tách. Và cái quay Phật giáo kia, cái "người đi đêm" kia, hóa ra chỉ là trò búng con quay của đứa trẻ con - tạo hóa có tên là thi ca.

Một cái búng tay tí tẹo thi ca lại có thể mở khép được cái vô cùng, chạm vào cái lênh đênh, như chạm vào cái Không của Phật và cái Vô của Lão, hóa giải nỗi siêu hình bằng nghịch ngợm nhân sinh. Từng câu thơ của bậc thi hào là một khối thống nhất các mâu thuẫn lớn trong quy luật đồng nhất, phản phục, thoắt có, thoắt không, lúc thuỷ, lúc hỏa, vừa có nghĩa lại vừa phản nghĩa, như trong phân tử vật chất đã mang sẵn hạt phản vật chất, trong sự sống nào cũng mang sẵn một mầm chết. Chính vì vậy, dùng phương pháp luận cắt lát của phê bình văn học nặng về xã hội học, phê bình lý trí hay phê bình trực giác, phê bình đạo đức học, ngôn ngữ học, phê bình phân tâm học, phê bình cấu trúc... đối với Cung oán ngâm khúc e rằng chưa thể tất.

Phê bình xã hội học từ bấy nay đã chỉ ra rằng Cung oán ngâm khúc tố cáo chế độ phong kiến tàn bạo, vô nhân đạo, chà đạp tình yêu hạnh phúc con người. Cái chế độ tự nhiên đi bắt nhốt hết con gái đẹp thiên hạ vào một cung cấm như tù chung thân, cho một người sợ nắng sợ gió, hom hem, bệnh hoạn gọi là vua độc quyền hưởng lạc, bảo không ác sao được? Đúng quá. Lại bảo tác phẩm này đầy tính nhân đạo chủ nghĩa. Nhà thơ bênh vực, cảm thông, chia sẻ với nỗi buồn đau, nỗi khát vọng hạnh phúc, nỗi tuyệt vọng về tương lai của hàng trăm cung nữ, nhất định là thương người quá đi chứ. Đúng quá. Lại bảo nghệ thuật của thi phẩm này cao siêu, tuyệt vời. Vì hơn hai trăm năm nay rồi, những áng thơ còn rung động, xúc cảm hàng triệu con tim yêu hồn Việt ngữ ông cha. Lại đúng quá. Mà đúng cả với Chinh phụ ngâmTruyện Kiều và thơ Hồ Xuân Hương nữa.

Phái phê bình phân tâm học thì dùng ông Freud để lý giải tình cảm bị ức chế tình dục của các cung nữ và ngay cả với Nguyễn Gia Thiều, người bị coi là quan hoạn, nên mới tạo ra nỗi khổ, nỗi thèm khát, nỗi hay đầy cảm giác nhục tính của tác phẩm. Nghe ra, cũng có vẻ có lý. Người khác cho rằng, Ôn Như Hầu là đệ tử của Phật, của Lão, trình bày cuộc đời như các cung nữ bị ông vua tạo hóa nhốt chơi, khổ lắm, nhục lắm, mất tự do lắm, nên khuyên ta phải tìm vào cửa Không, cửa Vô mà lánh cho qua bể trần gian. Lại có vẻ đúng. Có người chứng minh Ôn Như hầu yếm thế, chán đời. Có người lại bảo không, bên ngoài thì thở vắn than dài thế thôi, nhưng bên trong còn ham hố lắm, còn yêu đời lắm, còn hy vọng, thèm khát ái ân lắm, cầu mong ơn mưa móc cửu trùng lắm... Phê bình duy mỹ thì bảo: vứt hết những cái đó đi, chỉ lấy cái mỹ lệ văn chương làm tiêu chuẩn thôi, tuyệt đẹp từng câu, từng chữ. Rồi phê bình hình thức, phê bình ngôn ngữ học, phê bình trường ngôn ngữ... đều lôi thiên tài Ôn Như hầu về phía mình như honda ôm giành khách. Trong Cung oán ngâm khúc có tất cả những điều trên và còn nhiều điều hơn nữa, nhưng hình như rồi chẳng có một điều nào cả.

Kìa hàng trăm cung nữ thở than, đau khổ , ám ảnh chuyện mây mưa, hy vọng, tuyệt vọng, rồi níu lấy Phật, lấy Lão, níu cả ông Khổng, thậm chí níu cả ông Táo, ông Tơ như người chết đuối bám cọc. Nghĩa là trong 356 câu thơ song thất lục bát, ta thấy hiện lên cả một thế giới người khổ ải xin tan hòa vào thế giới thần thánh như mực mong hòa trong nước để được sống đời chữ nghĩa. Nhưng rồi quay đi, quay lại, thoắt biến đâu như đèn cù, chẳng còn ai. Cả người đọc thơ bồi hồi, rơi lệ một lúc cũng biến đi. Chỉ còn một mình nhà thơ lặng lẽ trong từng câu chữ, ép hồn vào trang giấy như con bướm khô mà gánh chịu bể khổ kiếp người, gánh chịu cả cái không đâu vô cùng của triết học và tôn giáo. Khiếp quá. Cô đơn quá. Sầu thảm quá.

Khi các cung nữ khóc than khản giọng thì nhà thơ lên tiếng, phủ nỗi buồn vạn cổ lên cỏ cây, lên muôn vật, thậm chí lên cả hậu thế nữa: "Phong trần đến cả sơn khê / Tang thương đến cả hoa kia cỏ này". Câu lục bát hay đến rớm lệ hai thế kỷ thi ca. Chừng như nỗi "phong trần, tang thương " của dân tộc suốt hơn hai trăm năm qua chưa đi hết câu thơ thần diệu này của Ôn Như hầu? Tưởng như chỉ dùng hai câu thơ trên cũng có thể bình được hồn thơ Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan...thuở ấy. Câu lục bát kia bảo nó là tâm hồn thời đại thì cũng là đệ nhất tâm hồn, bảo nó là tư tưởng thời đại thì cũng là đệ nhất tư tưởng.

Có thể nói, Ôn Như hầu là nhà tư tưởng lớn nhất của thi ca Việt Nam từ trước tới nay. Tất cả tư tưởng của thi hào đã được hồn vía hóa, Việt hoá, thi ca hoá. Thân gỗ của cây triết học, thần học cứng ngắc, khô khan qua cảm hứng thi ca Ôn Như hầu, đã trổ hoa tư tưởng. Thi ca đã biến triết học trong ông thành mỹ học, biến bộ óc tràn đầy sách vở kinh điển, già giặn, siêu hình, siêu việt của ông thành nỗi oe oe chào đời tơ non của trái tim con người. Ngay cả nỗi thống khổ trần gian đi qua thi ca ông cũng thành đẹp thế, cảm động và ngây thơ thế, thương thế: "Thảo nào khi mới chôn nhau / Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra". Câu thơ thuần Việt, không một từ Hán chen vào, dung dị như nhọ nồi rau má mà sâu thăm thẳm những vực cùng đỉnh. Con người ra đời phải chăng vì sợ quá mà cất tiếng khóc đầu tiên? Tiếng khóc ấy như một tiếng thét báo hiệu, báo nguy, báo thức, báo yên và báo động. Khi tư tưởng được phát giác bằng thi hứng, bằng trực cảm, bằng hình ảnh, hình tượng ngôn từ, tư tưởng ấy sống động và bền vững mãi. Trẻ sơ sinh kia sao giống hệt thi ca, vừa ra đời đã cất tiếng khóc? Tiếng khóc ấy phải chăng chính là tiếng hát đẹp nhất của con người trên mặt đất?

Ôi chao, loài người sẽ thế nào đây, nếu mỗi chúng ta vừa ra khỏi bụng mẹ đã hí lên cười hềnh hệch đến méo mó cả phận mình? Cung oán ngâm khúc quả tình đã trở thành một trong những "tiếng khóc ban đầu " của tinh thần văn hóa Việt. Con người sơ sinh - thi ca đã đi qua tiếng khóc thứ nhất dữ dội của mình một cách bi tráng dễ sợ như thế, phỏng còn tiếng khóc nào, nỗi thống khổ nào trên đời dọa nạt được nó? Hơn hai trăm năm nay rồi và nghìn vạn năm nữa, các thế hệ người Việt Nam đều lần lượt dìu nhau đi qua câu thơ này của Nguyễn Gia Thiều, như dìu nhau leo cây cầu kiều bắc qua bể khổ, để suốt những năm ở trọ trên mặt đất không còn lạ gì, ngại gì nước mắt với đau thương, cái mà trong bụng mẹ, thai nhi đã nghiền ngẫm, đã nhấm nháp qua chiếc cuống nhau trần thế. Con người bị vây bủa bởi "tiếng khóc ban đầu" và "nấm cỏ khâu xanh rì", có vẻ như sợ hãi quá, hư vô quá, nhưng mà hay quá, thấm thía quá, đương nhiên quá: "Trăm năm còn có gì đâu / Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì".

Hãi thật, phàm là người, xưa nay có ai vượt qua nấm đất cuối của mình đâu? Bản thân cái chết cũng rất tự nhiên như cái sinh, chẳng có gì đáng sợ. Ôn Như hầu gánh trên đôi vai thi ca: một bên là cái sinh: " tiếng khóc ban đầu", một bên là cái diệt: "nấm cỏ khâu xanh rì" mà đi tiêu dao qua tôn giáo và triết học, đi qua cả nỗi yếm thế cùng nỗi yêu đời, đi vào tận sâu cái Không để xóa cái Không, đi hết cái khiếp sợ để không còn khiếp sợ nữa. Vậy thì cái đau về nỗi người bèo bọt nào có xá gì: "Nghĩ thân phù thế mà đau / Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê". Ơ hay, không đi qua hết mê lầm thì làm sao diệt được mê lầm, không đi qua "sóng cồn" thì sao biết được mình là "con thuyền bào ảnh": "Sóng cồn cửa bể nhấp nhô / Chiếc thuyền bào ảnh lô xô gập ghềnh". Hóa ra, ngay trong cái Không này, thi ca đã tìm thấy cái Hữu từ trong cảm giác, từ cảm xúc thẩm mỹ của nỗi "nhấp nhô", "gập gềnh" của cuộc đời bồng bềnh, nhún nhảy như sóng gió, như võng đưa, như những câu lục bát sâu sắc mang tính tư tưởng cao nhất của thi ca Việt Nam vừa trích dẫn.

Ôn Như Hầu dắt díu một đoàn cung nữ đang chết khát yêu đương vượt qua sa mạc của cõi Mộng hướng vào nguồn suối cõi Thực, qua cõi Tâm lần tìm cõi Vật, cũng là dắt díu chính bản thân mình vượt qua siêu hình, vượt qua biển bờ tôn giáo hư không để oà ra gặp cái Ngã, rằng Tôi là có thật, Tôi là chính của Tôi, không phải bào ảnh, ảo giác, không phải mê lầm : "Giấc Nam Kha khéo bất tình / Bừng con mắt dậy thấy mình tay không". Sau giấc hòe ma mị, bèo bọt , nhà thơ trong lốt cung nữ đã kinh ngạc "thấy mình" dù "tay không", không còn gì cả, không còn hư mê, chỉ còn chính bản thân mình, trả cho vô biên cái hư ngã, chỉ mang theo cái chân ngã mà thành thi ca. Nguyễn Gia Thiều rốt ráo chẳng hư vô chủ nghĩa tí nào cả.

Cứ tưởng ông tuyệt vọng chán đời, lánh đời, ai ngờ ông chỉ núp vào Phật Lão chơi tí như trưa nắng núp nhờ bóng cây, đoạn an ủi các cung nữ một chút rồi lại sà ngay vào kiếp người mà hy vọng, mà tình tứ, mà kén vợ gả chồng cho từ hoa cỏ đến chim muông. Những câu thơ viết về khát vọng lứa đôi hài hòa âm dương vũ trụ hay nhất từ xưa đến nay của thi ca Việt Nam trong Cung oán ngâm khúc, khiến trời đất, cát bụi cũng muốn hoá vợ chồng: "Kìa điểu thú là loài vạn vật / Dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng / Có âm dương có vợ chồng / Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê".

Tiếng Việt của ca dao tục ngữ được Nguyễn Gia Thiều nâng cao thành chú rể Việt Nam cưới cô dâu từ ngữ Hán, điển tích Hán, nhập quốc tịch chữ Nôm mà hóa hồn Việt thuần thục đoan trang, bình dân đại chúng mà vẫn yêu kiều thục nữ, vẫn mỹ lệ, tài hoa đến không ngờ. Thành ra Ôn Như hầu chính là ông tơ hồng của văn học, lấy thi ca mà trói buộc chữ duyên tình lên cả vần điệu, lên cả càn khôn. Vượt qua mọi cấm đoán thời phong kiến, cấm đàn bà con gái không được bày tỏ ham muốn xác thịt cả trong đời và trong văn học, Nguyễn Gia Thiều đã ném toàn bộ chăn gối của tinh thần giải phóng phụ nữ vào chính mặt vua chúa, cũng là ném cảnh phòng the vào vẻ đạo mạo giả dối của thời đại, giật tung tấm bình phong, tấm màn che phong kiến xuống tưởng không còn manh giáp: "Chốn phòng không như giục mây mưa", " Khi ấp mận ôm đào gác nguyệt", "Mây mưa mấy giọt chung tình", "Lối đi về ai chẳng chiều ong"... hoặc câu thơ mà phái phân tâm học cũng phải gọi bằng thầy, thơ hay đến nỗi chim chuột cũng phải ngẩn ngơ, mê mẩn: "Bóng gương lấp loáng dưới mành / Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa".

Đối với cái dục, càng diệt, càng ý thức về diệt dục nó càng phát lộ. Thế thì làm sao hàng trăm cung nữ ngày đêm chết khát chờ "ơn mưa móc cửu trùng" có thể hóa các ni cô mà tu thành chính quả trong ngôi chùa "Cung oán"? Thành ra, muốn dắt đoàn cung nữ của mình tới cõi Phật, Nguyễn Gia Thiều phải đưa họ đi hết cõi dục, cõi mà họ đang chết khát, đang bị đày đọa trong địa ngục dục vọng. Đấy là bi kịch đớn đau nhất, tang thương nhất của kiếp người, kiếp làm vợ vua trong thế giới "Cung oán". Để muôn đời, những thân phận cung nữ kia sẽ nhờ buồn thương mà bất tử với thi ca Ôn Như hầu, đặng khóc than về sự trớ trêu của kiếp vợ vua: "Dẫu nhan sắc mấy cũng thừa / Lấy chồng vua lại thành chưa có chồng" (thơ Trần Mạn Hảo).

Thương thay những kiếp hồng nhan bạc phận, dẫu hóa cát bụi vẫn còn thèm khát hạnh phúc chính ra họ đã được hưởng nơi quê mùa, dân dã, điều không thể có trong cung vàng điện ngọc: "Thà rằng cục kịch nhà quê / Dẫu lòng nĩu nịu nguyệt kia hoa này". Chao, thi pháp Ôn Như hầu đâu chỉ rực rỡ những lầu son gác tía. Hồn ông, thơ ông, qua khát khao niềm chăn gốì quê mùa của người cung nữ, đã chớm ánh lên sắc vàng rơm rạ bình dân trong tinh thần "cục kịch nhà quê" rất "oé oẹ", rất nôm na mà vẫn cứ sang trọng, quý phái kiểu "má đào chon chót" ("Giải kết đều oé oẹ làm chi".../ "Song đã cậy má đào chon chót" ).

Có phải Nguyễn Gia Thiều muốn qua lời cung nữ mà ngụ ý, mà bóng gió nói về cuộc trở dạ, cuộc lột xác, thoát thai của văn học Việt Nam từ Hán sang Nôm từng quằn quại mấy thế kỷ từ thời Hàn Thuyên? Ấy là khi dòng thi ca dân tộc bắt đầu tìm cách chia tay với thi pháp "bắt voi bỏ rọ" Hán, tâm thức mực thước Hán cung đình, để bước ra bầu trời tự do, bước sang thi pháp lục bát phóng khoáng, uốn lượn bay bổng Việt, tâm thức nâu sồng Việt bình dân đại chúng, chuyển từ phong cách "phong lưu" qua phong cách "thanh đạm": "Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm / Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon"?

Hàng trăm cung nữ chết sầu chết héo, chôn má đào trong nấm mồ chung "vách quế, tiêu phòng" chỉ vì "miếng cao lương phong lưu" giả hiệu ấy! Đến khi biết nuốt vào "lợm" quá, tanh tưởi quá nhưng không nôn ra được nữa rồi, đành ngồi mơ "mùi hoắc lê" dân dã hoa hèn cỏ nội như mơ cảnh Niết Bàn. Mãi mãi, những cung phi ấy không còn được hưởng hạnh phúc "mùi hoắc lê" nôm na tuyệt vời, để chúng ta, hậu thế được hưởng trọn vẹn 356 câu thơ nôm thuần Việt, hồn Việt "thanh đạm mà ngon" của Ôn Như hầu tiên sinh tặng lại.

Giấu nỗi buồn đau của hàng trăm cung nữ bạc phước, bất hạnh trong gan ruột mình, rồi cất lên tiếng ta thán của nghìn năm cung cấm, tâm hồn Nguyễn Gia Thiều quả là nhức nhói, quặn thắt đến cả trời đất, đành nhờ thi ca chuyển tải xót thương tới muôn vàn mai hậu. Thương thay một thời đại cung nữ, một thời đại song thất lục bát, một thời đại của thi pháp vàng son đã biết cách nghiêng xuống tìm tình duyên nơi "Lau nhau ríu rít cò con" nôm na dân tộc, mà vẫn phải mếu máo cười khóc khi hát khúc ngâm "Cung oán": "Cười nên tiếng khóc hát nên giọng sầu".

Đau quá, không chỉ kêu lên một tiếng cô đơn như tiếng kêu "hàn thái hư" Không Lộ thiền sư xưa, mà là một tiếng kêu căm uất dài tới hai trăm năm có lẻ: "Chống tay ngồi ngẫm sự đời / Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm". Ôn Như hầu dồn cả nỗi oán hận chế độ phong kiến tàn ác, chà đạp tình yêu hạnh phúc con người của không chỉ nghìn muôn cung nữ vào trọn tâm can mình. Ông muốn đập tan thời đại vô luân đó, muốn đập tan cả nền móng những khổ đau, muốn đập tan ngay cả thân xác nặng nề đang chịu thay cái đau quằn quại của bao cuộc đời, để tinh thần được tự do bay lượn trong vô cùng thế giới: "Dang tay muốn dứt tơ hồng / Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra". Tưởng như hai câu thơ này viết về nỗi niềm dân tộc Việt Nam hôm nay đang muốn “dứt tơ hồng”- (tơ đỏ trói buộc), “muốn đạp tiêu phòng” - (chủ nghĩa) mà ra với lồng lộng nhân loại tự do, nhân loại dân chủ ? Thương thay cho người Việt chúng ta hôm nay hình như vẫn còn bị nhốt trong hai câu thơ đau đáu xa xưa của Ôn Như hầu ?

Có thể cùng với bao cung nữ, thân xác Nguyễn Gia Thiều đã nằm lại trong "tiêu phòng" của chế độ phong kiến, nhưng tinh thần ông, kiệt tác của ông là Cung oán ngâm khúc, thực sự đã đạp đổ tung thời đại đau thương ấy mà bay về phía chúng ta, về phía con người. Ở đó, linh hồn nhà thơ đã thực hiện được giấc mơ của hơn hai trăm năm trước, cùng tiêu dao trong thế giới Lão Trang mà con bướm hoài nghi không còn ngơ ngác giữa mộng và thực nữa :"Thoát trần một gót thiên nhiên / Cái thân ngoại vật là tiên trong đời". Chừng như tất cả chúng ta, thông qua tâm sự nghìn thu cung nữ - Nguyễn Gia Thiều, đều chỉ là những cung nam, cung nữ của vì vua tạo hóa?

Được kiệt tác Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm gợi hứng, Nguyễn Gia Thiều, một đại quý tộc, một đại trí thức, một tâm hồn thơ xuất chúng đã mượn nỗi đau cung nữ mà hát lên tiếng thơ nôm tuyệt diệu, vừa cao siêu đỉnh trời tư tưởng, vừa diễm lệ tận cùng tình cảm cỏ hoa, vừa quý phái hàn lâm, vừa nâu sồng dân dã.Cung oán ngâm khúc quả tình có thể xếp ngang hàng với hai kiệt tác Chinh phụ ngâm và Truyện Kiều, như tam vị nhất thể, như ba đỉnh núi thi ca trong một quần thể tinh thần văn hóa Việt cuối thế kỷ thứ XVIII, đầu thế kỷ thứ XIX còn sừng sững giữa trời, cùng vòi vọi với đỉnh thi ca đơn độc Ức Trai trên dưới bốn trăm năm trước.

Rất tiếc, trong chương trình văn học từ bậc phổ thông đến bậc đại học, kiệt tác Cung oán ngâm khúc chừng như chưa được đánh giá đúng mức? Tất cả chúng ta, như lớp lớp người xưa, kể cả những tay bơi cự phách nhất như "rái tướng" Yết Kiêu và Dã Tượng đời Trần, đều sẽ lần lượt, kẻ trước người sau bị sự "đành hanh" của tạo hóa chòng ghẹo, đến độ phải chết đuối trên mặt đất, như câu thơ hay đến kỳ lạ của Nguyễn Gia Thiều: "Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán / Chết đuối người trên cạn mà chơi". Nhưng may mắn thay, trò con tạo đùa chơi không thể đánh chìm được hồn thơ Cung oán ngâm khúc, dù là sự đánh chìm "trên cạn". Thi phẩm này cứ trôi lênh đênh như một cái phao tâm linh cứu nạn trên mặt đất, sẵn sàng cho những chơi vơi níu bám, ít ra là đối với những tâm hồn đã được mỹ cảm thi ca cứu rỗi. 

T.M.H

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Lại những con số

Chính phủ đã điều chỉnh con số tăng trưởng GDP cho năm 2012 xuống mức thực tế hơn: 6-6,5%.
Thế nhưng trên TBKTSG số ra tuần này có bài “Dàn nhạc lỗi nhịp”, trong đó tác giả cho biết hầu hết các địa phương, kể cả những tỉnh nghèo đều đặt mục tiêu tăng trưởng với mức cao “giật mình”. Chẳng hạn: Đồng Tháp: 13,5%; Đồng Nai: 12-13%; Sóc Trăng: 12,5%; Hà Tĩnh: trên 13%; Điện Biên: 12,8%Thanh Hóa: từ 13,5% trở lên; Nam Định:13%...
Cũng trên số báo này, có những con số gây ấn tượng khác. Đó là mặc dù chúng ta cứ liên tục nghe chuyện cắt giảm đầu tư công nhưng bài “Tái cấu trúc đầu tư, cần siết kỷ cương trước” cho biết theo báo cáo vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và trình Chính phủ vào đầu tháng 10, số dự án sử dụng vốn nhà nước mới khởi công trong nửa đầu năm nay chẳng những không giảm, mà còn tăng mạnh. Cụ thể, có đến 6.731 dự án mới khởi công trong 6 tháng đầu năm và tăng gần 1.000 dự án so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bài “Nhiệm vụ khó khăn”, có một con số kỷ lục. “Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá cho biết, các bộ, ngành và chính quyền địa phương đã gửi danh mục dự án đầu tư công trong năm tới ra Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tổng số tiền 300 tỉ đô la Mỹ. Ông nói: “Với một nền kinh tế quy mô 105 tỉ đô la Mỹ hiện nay, thì chúng ta không được ăn gì, tiêu gì trong 3 năm mới đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư chỉ trong 1 năm”.
Toàn là những con số gây nhức đầu

Chuyện giàu nghèo – chưa có lối ra


Biểu tình phản kháng luôn luôn là cách thức để lôi kéo sự chú ý của công chúng vào một vấn đề gì đó và tìm kiếm sự ủng hộ cho những giải pháp đưa ra. Phong trào “Chiếm lấy phố Wall” làm được điều thứ nhất nhưng thất bại ở điều thứ hai.
Đến nay ai cũng biết “Chiếm phố Wall” là một cách nói, một cách hành động để biểu lộ sự bất mãn sâu sắc tình trạng phân hóa giàu nghèo, giữa 1% dân số giàu nhất và 99% số người còn lại. Theo nhà kinh tế đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz trong một bài báo mang tựa đề “Của 1%, Do 1%, Vì 1%”, một phần trăm dân số giàu nhất nước Mỹ đang sở hữu đến 40% tài sản nước này. Tệ hại hơn, người giàu ngày càng giàu hơn và dĩ nhiên khi tổng thu nhập quốc dân thay đổi không đáng kể thì người nghèo buộc phải càng nghèo đi. Năm 1980, 1% người giàu nhất chiếm 9% có tổng thu nhập nước Mỹ thì đến năm 2006, họ chiếm gần đến 19%.
Phong trào “Chiếm phố Wall” lan ra khắp thế giới, chứng tỏ chuyện phân hóa giàu nghèo không chỉ giới hạn vào nước Mỹ và sự bất mãn của người dân không chỉ tập trung vào phố Wall.
Sự phẫn nộ của người dân có lẽ bùng phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008, lúc hàng ngàn tỷ tiền đóng thuế của người dân được tung ra để cứu lấy hệ thống ngân hàng và các tập đoàn tài chính. Những tưởng sau đó, kinh tế phục hồi, mọi chuyện đâu vào đó nhưng nước Mỹ và nhiều nước khác vẫn đang đối diện nạn thất nghiệp cao ngất, kinh tế vẫn đình trệ và giới ngân hàng vẫn tự thưởng cho mình hàng chục triệu đô-la mỗi người. Thử hỏi không ai không bất mãn trước tình thế đó.
Nhưng vấn đề là làm gì để giải quyết nạn bất bình đẳng trong thu nhập thì không ai có thể đưa ra câu trả lời hoàn hảo. Lấy ví dụ chuyện trả thu nhập cho giới đứng đầu các tập đoàn tài chính. Chính các khoản lương thưởng cao ngất cho một số ít người đứng đầu là động lực thúc đẩy sự hoạt động với hiệu quả cao nhất của các tập đoàn này, là thanh nam châm thu hút người tài vào khu vực này và là củ cà rốt đòi hỏi mọi người ganh đua nhau làm việc tận lực với hy vọng ngày nào đó họ sẽ đến đích, bỏ túi được những khoản thưởng hậu hĩ. Nếu bỏ cơ chế trả lương thưởng cao trong nền kinh tế thị trường, chúng ta xóa đi một động lực rất lớn và trong bối cảnh kinh tế ngày càng tệ hại, không ai dám và không ai muốn làm chuyện đó cả.
Tuần trước báo chí mới tiết lộ Steve Jobs, nhà doanh nhân huyền thoại vừa mới qua đời, khi gặp Tổng thống Obama vào năm ngoái, đã tiên đoán thẳng, Obama sẽ chỉ là tổng thống một nhiệm kỳ. Đó là bởi Jobs phản đối những biện pháp kiểm soát thị trường mà Obama đang cố gắng áp dụng. Một con người từng được xem là cấp tiến như Stev Jobs mà khi quyền lợi doanh nghiệp bị đe dọa vẫn lên tiếng phản ứng thì làm sao các chính trị gia, những người phụ thuộc rất nhiều vào nguồn quỹ vận động từ doanh nghiệp, dám áp dụng biện pháp gì để xóa bớt sự bất bình đẳng trong thu nhập.
Thật ra thủ phạm sâu xa của hố sâu giàu nghèo ở các nước chính là lòng tham của giới tài phiệt lợi dụng quá trình toàn cầu hóa diễn ra trong những thập niên qua. Thoạt tiên, toàn cầu hóa được xem là con đường tối ưu hóa sản xuất trên bình diện toàn cầu, là sự phân công lại nguồn lực lao động và sự phân bổ vai trò cho các nước. Các khâu sản xuất cần nhiều công nhân được chuyển dần sang các nước nghèo; nước giàu chỉ còn giữ các khâu dịch vụ, được định giá cao hơn nhiều lần. Nhìn ở góc độ tích cực, toàn cầu hóa đã nâng cao mức sống của hàng trăm triệu con người ở những nước đang phát triển nhưng ngược lại, nhìn từ các nước phương Tây, hàng loạt ngành công nghiệp lần lượt bị dẹp bỏ, công nhân thất nghiệp tràn lan, nhiều thành phố công nghiệp bị bỏ hoang, nhiều kỹ năng biến mất. Và dĩ nhiên trong quá trình chuyển biến này, giới tư bản hưởng lợi nhiều nhất vì đã tối đa hóa được lợi nhuận, bất kể biên giới địa lý.
Để có thể dễ hình dung, chúng ta cứ tưởng tượng toàn trái đất này là một ngôi làng, mọi người được quyền di chuyển dễ dàng để sống ở bất kỳ nơi đâu như trong một câu chuyện khoa học viễn tưởng. Toàn cầu hóa như vừa qua ắt, trên lý thuyết, sẽ dẫn đến chỗ nhiều công nhân các nước giàu sẽ phải di cư sang những nước nghèo để kiếm việc làm thích hợp với họ và chịu một mức sống giảm sút. Nhưng chính ở những nước nghèo, toàn cầu hóa cũng làm trình trạng chênh lệch giàu nghèo nhanh chóng nảy sinh; những người thợ luôn phải chịu đồng lương thấp còn giới chủ vẫn hưởng thu nhập trên trời. Những năm trước khủng hoảng, tình trạng bất bình đẳng còn chịu đựng được vì phương Tây định giá trị các khâu dịch vụ trong chuỗi sản xuất toàn cầu rất cao. Chúng ta đều biết giá trị gia công giày Nike hay quần áo thời trang rất thấp so với giá bán cao ngất của chúng vì đa phần chạy vào chi phí thiết kế, quảng cáo, tiếp thị… Nhưng dần dần phương Tây mới hiểu ra năng suất trong dịch vụ không thể tăng bằng tốc độ tăng của sản xuất – chênh lệch này vì cạnh tranh sẽ giảm và cuối cùng thu nhập, định đoạn bởi năng suất sau cùng, giảm trên chung cuộc.
Ai cũng muốn nền kinh tế nước mình đi vào công nghệ cao, làm chuyện to lớn chứ không mắc kẹt vào dây chuyền sản xuất cổ lỗ. Nhưng nếu nhìn vào sự phát triển của nước Mỹ trong những năm qua chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy một bức tranh méo mó. Theo số liệu của tờ Economist, tổng cộng các hãng danh tiếng nhất nước Mỹ hiện nay gồm Apple, Google, Facebook và Amazon chỉ có 113.000 nhân viên, bằng một phần ba lượng nhân viên của hãng GM vào năm 1980. Người Mỹ thường đem những tên tuổi này ra để trấn an mọi người rằng nước Mỹ hiện vẫn dẫn đầu trong thế giới kinh doanh, với những sáng kiến làm ăn không ai vượt qua, với những sản phẩm cả thế giới phải trầm trồ. Sự thật là giá trị các hãng này đem lại cho nước Mỹ không lớn như các đại gia thời trước như GM, Ford, Caterpillar, General Electric hay Kodak. Họ không tạo ra sự thịnh vượng cho cả một cộng đồng mà chỉ đem lại tiền tỷ cho một số ít người đứng đầu các tập đoàn này.
Thế nhưng, cả thế giới đã lậm sâu vào con đường phân công theo mô hình toàn cầu hóa, không thể một sớm một chiều mà thay đổi gì được. Đó là lý do vì sao Phong trào “Chiếm Phố Wall” cho đến nay vẫn chưa đưa ra được một giải pháp gì cho sự phản kháng của họ.

Nguyễn Vạn Phú

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Không đơn giản chỉ bởi lòng tham

Đào Tuấn
Khi các vụ vỡ nợ lớn nhỏ đua nhau đổ bể, người ta bắt đầu nhắc lại vụ án nước hoa Thanh Hương hồi cuối những năm 80. Tháng 3-1990, khi vụ Thanh Hương đổ bể, số nợ huy động trong dân chúng lên tới con số khủng khiếp: 37 tỷ đồng. Để dễ hình dung mức độ khổng lổ của con số và cơn sốc xã hội bấy giờ, có thể đối sánh với giá gạo, khoảng 900đ/kg, thu nhập bình quân đầu người khoảng 227 USD và tỷ giá 4.500 đồng/USD.
“Phương thức nợ Thanh Hương” sau này được tổng kết là “kiểu lừa rất cổ điển”: Thương hiệu ảo- Lãi cao. Với 10.000 đồng lãi trên mỗi 1.000.000 đồng vốn và một thương hiệu mà cứ mỗi giờ vàng lại có những ca sĩ nổi tiếng hát những bản nhạc được sáng tác riêng cho Thanh Hương, cả TP HCM lên cơn sốt khi dường như ai cũng là chủ nợ của Thanh Hương.
Bối cảnh của vụ án nước hoa Thanh Hương, và ngay trước đó là vụ đổ vỡ hàng loạt các HTX tín dụng, có lẽ là giai đoạn bất ổn nhất trong lịch sử kinh tế Việt Nam: Tỷ giá tồn tại phi thực tế và trong 9 năm đã tăng 450 lần, từ 10 đồng/1 USD năm 1981 lên 4.500đ/1 USD tháng 3-1989. Do ảnh hưởng bởi giá lương tiền, tỷ lệ siêu lạm phát xảy ra chưa từng có trong suốt các năm 1986- 1989. Từ kỷ lục về lạm phát 453,3% năm 1986, đến trước thời điểm Thanh Hương vỡ nợ, lạm phát “vẫn còn” 95,3%. Cần phải nhấn mạnh là để đối phó với lạm phát, Nhà nước bấy giờ cho….đổi tiền- nhấn mạnh thêm, là sau khi in tiền không xuể.
Cho tư nhân vay với lãi suất cao hơn lạm phát, rất đơn giản, chính là một hình thức giữ tiền của dân.
Một nghiên cứu của tướng Công an Phạm Minh Chính, người đang đương chức Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh nếu ví dụ: Năm 1988, 1 lô đất ở khu vực Láng Thượng (Đống Đa- HN) được giao dịch với giá 2 chỉ vàng. 2 năm sau, lô đất này được giao dịch lại với giá 7 lượng vàng. Cao gấp 35 lần giá cũ. Đến năm 1993, giá đã là 120 cây vàng, gấp 17 lần giá 3 năm trước và 600 lần so với giá cách đó 5 năm. TS Chính cho rằng: Tâm lý muốn đảm bảo tiền bằng nhà và đất xuất hiện vào đầu những năm 90.
Sau vụ Thanh Hương, tâm lý trú ấn khiến người dân tiếp tục giữ tài sản của mình bằng cách đầu tư vào đất đai, và vàng, thay vì là gửi tiền vào ngân hàng như Nhà nước mong muốn. Không phải ngẫu nhiên là đúng vào năm 1990, Việt Nam lần đầu tiên buộc phải cho nhập khẩu vàng. Không phải là ngẫu nhiên mà giá đất từ 1990 lên theo chiều thẳng đứng và cơn sốt đất đầu tiên xảy ra năm 1993.
Sách “Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá” của cặp đôi TS Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng cho biết: Kinh tế tư nhân bấy giờ không tiếp cận được nguồn vồn ngân hàng, phổ biến là do không có tài sản thế chấp và chính sách không khuyến khích của Ngân hàng đối với những khoản vay này. KT tư nhân, trong điều kiện hầu bao bị bót nghẹt trông phần lớn vào hình thức “Hụi”. Và lẽ đương nhiên, thị trường tín dụng phi chính thức ra đời, thậm chí rất phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu từ hai phía dư vốn và thiếu vốn.
Hụi họ, tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại từ đó đến giờ như một kênh huy động vốn “dân gian”. Và vỡ nợ chỉ xảy ra khi nền kinh tế “có vấn đề”.
Không khó để chỉ ra những vấn đề của nền kinh tế hiện nay và đó là những vấn đề đã từng tồn tại trong thập niên 80 của thế kỷ trước.
Khi nguồn vốn bị bóp nghẹt với lãi suất vượt quá định mức lợi nhuận thông thường, khi mà thị trường chứng khoán, kênh huy động vốn liên tục trong tình trạng đèn đỏ, mà con số gần 47 ngàn doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản chỉ là một mặt của vấn đề, thì người ta phải trông chờ vào tín dụng đen, hoặc không làm gì cả. Khi niềm tin vào đồng nội tệ suy giảm, người ta phải chuyển đổi tiền đồng vào đất, vào vàng, vào ngoại tệ. dù bất động sản đang đóng băng, dù vàng cao hơn giá thế giới cả triệu đồng mỗi lượng, dù tỷ giá thậm chí được “điều chỉnh” 3 lần trong chỉ 7 ngày. Và khi mà lạm phát cao hơn mức lãi suất ngân hàng tới cả chục %, người ta sẵn sàng chấp nhận rủi ro với tín dụng phi chính thức để bảo toàn tài sản của mình.
Đã có một cách nhìn nhận rất ác tâm xung quanh câu chuyện vỡ nợ: “Lòng tham và cả tin”; “Chung quy chỉ tại lòng tham”; “Lòng tham đang được sát hạch”…
Nhưng vỡ nợ không đơn giản chỉ bởi lòng tham.
Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù và bắt đầu một cuộc đời mới. Nhưng chắc chắn những Mười Ba, Mười Bốn sẽ xuất hiện. Rất sớm thôi.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Quốc hiệu qua các thời kỳ lịch sử:


(Dị bản: Xích Quỷ (còn gọi là Thích Quỷ), theo Việt Nam Sử lược là có nguồn gốc từ thủy tổ của người Việt là Kinh Dương Vương, tên tục là Lộc Tục, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm nhâm tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Có thuyết cho rằng, truyền thuyết "Âu Cơ Trăm trứng" gắn với nhân vật Sùng Lãm này)
Văn Lang kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN. 
Âu Lạc Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc). Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN[1]), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.
Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.
Đại Cồ Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.
Đại Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
Đại Ngu là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu (虞) ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si".
Việt Nam Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệuNam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.
Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam). 

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Giá trị con người và dư luận xã hội

Trần Tấn Bản
Nhân vụ Domimique Straus Kahn – cựu giám đốc IMF “tẩn” cô hầu phòng tại một khách sạn ở New York và vụ người ta “ném đá” vào em Ngọc Trinh (chắc là không còn trinh đâu!!!! He he), tự dưng ngứa ngón trỏ muốn bàn về giá trị con người và dư luận xã hội.
 Dominique Straus Kahn người Do thái, quốc tịch Pháp, tuổi ngoài sau mươi-vẫn- chạy-tốt, giám đốc IMF, được cho là có công trong việc cứu thế giới qua cơn khủng hoảng kinh tế gần đây. Ông là ứng cử viên số một cho chức Tổng thống Pháp nhiệm tới. Trong giây phút hứng-không-chịu-được, ông “tẩn” cô hầu phòng một phát. Tra tay vào còng. Sự nghiệp chấm hết.
 Em Ngọc –không-còn-Trinh có thân thể nuột nà, các vòng đều chuẩn. Nhờ thế em đạt chức hoa hậu một cuộc thi sắc đẹp do các đại gia Việt kiều tổ chức (kiểu thi hoa hậu như ngày xưa Hắc công tử Trần trinh Huy tổ chức ở Bạc liêu).
 Em Ngọc-không-còn-Trinh có thân hình đẹp, em tự hào về điều đó, em biết khai thác thế mạnh của mình để kiếm tiền (bằng cách chụp hình quảng cáo đồ lót chẳng hạn). Ngoài ra, em không thể có những thứ khác. “Ném đá” vào em vì những điều em không có (mà người khác mong đợi em phải có) là không công bằng. Một cô bé quê Bến tre, con một người xe ôm, học hết lớp 7 thì không thể bắt em phải có những hiểu biết của những người được học hành tử tế cho dù có gán cho em bất kỳ danh hiệu cao đẹp nào.
 Ông Dominique Straus Kahn là nhà kinh tế có tài, ông đóng góp cho thế giới nhờ cái đầu biết điều hành kinh tế củamình khi là Giám đốc IMF. Chuyện sinh lý mạnh hay “tẩn” cô hầu phònglà chuyện đời tư ông ấy, và ở khía cạnh này ông không phải là gương mẫu. Tuy nhiên, ông là Giám đốc IMF chứ không phải Giáo hoàng. Người ta cần một giám đốc IMF có cái đầu biết nghĩ ra những giải pháp kinh tế khôn ngoan chứ không phải là một người đạo mạo hay liệt dương. “Ném đá” vào chuyện đời tư của ông là không công bằng.
 Trịnh Công Sơn là một nhạc sỹ có tài, đã sang tác rất nhiều bài hát để đời. Nhưng về đời tư, Trịnh Công Sơn là người yêu đương lăng nhăng và …lười tắm, như thế là không tốt. May là người ta nhớ đến ông như một nhạc sỹ thiên tài chứ không phải là một người ở dơ. Ở trường hợp này, dư luận xã hội rất công bằng.
 Giá trị một con người nên được nhìn nhận từ những gì họ đóng góp cho xã hội ở vai trò của họ, thay vì xoáy vào toàn bộ đời tư, hay khuyết tật của họ bởi vì Nhân bất thập toàn.
 Viết thêm:
 Mới đây người ta “truy” ráo riết cái bằng ĐH của em Lý-hơi-Kỳ, lôi cả Bộ Văn hóa vào việc này. Nói một cách công bằng, em Lý-hơi –Kỳ có nhan sắc được, nghe nói em nói được ba ngoại ngữ Anh, Đức, Hoa. Như thế là quá giỏi. Em biết giao tiếp, bằng chứng là gần đây em kề vai bá cổ Jackie Chan và mệnh phụ cỡ to nói tiếng tàu. Về sự nghiệp diễn viên, em đóng vài bộ phim, diễn xuất vào loại thường thường. Em “nổ” hơi to hơn mức cần thiết. Đại sứ du lịch của một quốc gia nên là gương mặt của công chúng, đẹp (hiểu theo nghĩa rộng), khéo giao tiếp, biết ngoại ngữ. Em Lý-hơi-Kỳ không phải là lựa chọn xuất sắc nhưng là tàm tạm. Vấn đề là không nên kỳ vọng việc chọn Đại sứ du lịch sẽ vực dậy nền du lịch nước nhà. Cứ xem nó như bổ nhiệm bình thường, như bổ nhiệm ông Giám đốc sở giáo dục của tỉnh chẳng hạn. Cái cần làm cho ngành du lịch là vận động người dân giữ các danh lam thắng cảnh sạch sẽ, không chem., chặt khách du lịch… thay vì tốn côn sức cải nhau em Lý-hơi-Kỳ hay em Lý gì khác làm Đại sứ.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Cười chút chơi!!!!

Cậu bé nhờ bố giải thích rõ các từ chính trị vừa học ở lớp. Ông bố là một Bí Thư Huyện Ủy, nói:

"Con hãy nhìn vào gia đình mình đây là một điển hình. Bố đi kiếm tiền, vậy bố là Nhà tư bản. Mẹ quản lý số tiền này nên mẹ là Nhà nước. Con được cha mẹ chăm lo đời sống hàng ngày nên con là Nhân dân. Chị ôsin nhà ta dĩ nhiên là Giai cấp lao động, còn cậu em còn quấn tã của con sẽ là Tương lai đất nước. Con hiểu chưa?".

Cậu bé hiểu mập mờ nhưng không hỏi thêm và lăn ra ngủ.

Nửa đêm cậu bé tỉnh dậy phần vì đói phần vì cậu em đã ị ra tã lót và

khóc. Cậu đi đến phòng ngủ bố mẹ, gõ cửa nhưng mẹ ngủ rất say nên không nghe tiếng. Cậu bèn đi đến phòng chị ôsin thì nhìn thấy bố đang ì xèo vật nhau với chị ta trên giường. Cả hai đều rất "bận rộn" nên cũng không nghe thấy tiếng gõ cửa của cậu ta. Cậu chán nản đi về phòng và ngủ tiếp.

Sáng hôm sau trong lúc ăn sáng ông bố hỏi con trai xem cậu ta đã hiểu các từ mình đã giảng hôm qua chưa?.

Cậu bé trả lời: "Vâng, bây giờ con đã hiểu rồi. Nhà tư bản thì đè đầu cưỡi cổ , tước đoạt hết quàn áo Giai cấp lao động, trong khi Nhà nước ngủ say như chết. Nhân dân thì đói nhưng không biết kêu la với ai ,còn Tương lai đất nước thì chèm nhẹp thúi hoắc!".

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Tù mù – minh bạch, và “tam đại đồng đường”

Bài của Kim Dung. Cơ chế quản lý doanh nghiệp tù mù hay minh bạch, thi toán quốc tế với bài toán quốc gia, và nghề… làm quan, là những lát cắt buồn vui của Phát ngôn và Hành động tuần này mong được chia sẻ, đồng cảm và trao đổi của quý bạn đọc gần xa.

Tù mù- minh bạch và… “Tam đại đồng đường”?
Sự kiện nổi bật trong tuần này là bức tranh kinh tế- xã hội được các đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế QH chiều 24/9 (T/p HCM) nhận xét “đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn”. Còn chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh thì cho rằng “xấu nhất từ năm 1991 đến nay”.
Ngày 23/9, VnEconomy có bài viết dưới đầu đề: “Kinh tế vĩ mô bất ổn đến mức nào?”. Đặt câu hỏi vậy, nhưng bài viết đã là câu trả lời khi đưa ra hiện trạng các doanh nghiệp Nhà nước- đứa con trưởng của nền kinh tế đang “ốm đau”. Cũng là đánh giá của TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế VN):
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thể lỗ 11.669 tỷ đồng (2010 lỗ 23.647 tỷ), Tổng công ty Xăng dầu (Petrolimex): 1.200 tỷ đồng. Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy (Vinashin): 3.092 tỷ; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines): 613 tỷ đồng… Thiếu vốn đầu tư ngành chính nhưng đầu tư ngoài ngành hơn 22.590 tỷ. Lĩnh vực được chuộng nhất là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm với 13 đơn vị, tổng vốn hơn 10.700 tỷ…”
Tức là vốn đầu tư ngành chính của các DNNN thì lỗ, nhưng vốn đầu tư các ngành phụ, mang tính chất mì ăn liền, nhiều rủi ro và mất an toàn, lại khá lớn. Nói một cách dân dã, tiền chi tiêu cho “bồ” của đứa con trưởng này không ít. Hiệu quả ra sao?
Nhìn toàn cảnh, người ta dễ dàng nhận thấy lạm phát tăng, tăng trưởng giảm, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, giá trị đồng tiền ViệtNamgiảm…. Đương nhiên, niềm tin của người dân vào sự kinh doanh và điều hành của các DNNN cũng giảm theo.
Các chuyên gia cũng đưa ra nhiều giải pháp, nhưng người viết bài rất tâm đắc với nhận định của TS Lê Đăng Doanh rằng, đặc trưng của nền kinh tế hiện nay có nhiều bệnh, mà nguồn gốc sâu xa gắn liền với thể chế kinh tế, chính sách của Nhà nước. Để khắc phục các căn bệnh đó, không thể không cải cách bộ máy quản lý của Nhà nước, các chính sách kinh tế.
Nhận định này không mới, nhưng rất bản chất, phản ánh rõ trong những bất ổn của nền kinh tế hiện nay. Và nó không chỉ phản ánh ở kinh tế, mà còn ở cả những mảng xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa…
Vì sao? Vì tuy đổi mới cơ chế quản lý kinh tế- xã hội đã hơn 20 năm, nhưng ai dám bảo đảm tư duy của con người trong điều hành đã thật sự mới, thoát được thói quen của một cơ chế bao cấp xin- cho vốn ăn sâu trong tiềm thức, từ cả lý luận lẫn thực tiễn?
Sự minh bạch thể hiện trong con số lỗ hàng nghìn tỷ đồng, phung phí biết bao mồ hôi nước mắt của dân
Nhưng sự tù mù vẫn còn nằm ở tư duy, ở cung cách quản lý và điều hành các cấp, lúc kiểu thị trường, lúc kiểu bao cấp, rất khó cho cả 2 phía doanh nghiệp và cho người dân. Rút cục, sẽ luôn có một nhóm lợi ích hưởng lợi
Trước đó, ngày 19/9. Diễn đàn Kinh tế VN có bài “Quản lý thì đừng sở hữu”, một bài viết rất đáng suy ngẫm về hiện trạng cơ chế quản lý các DNNN hiện nay.
Kinh doanh xăng dầu có lỗ thực?
Trong thông điệp đầu nhiệm kỳ mới 2011-2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đổi mới cơ chế quyền chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN theo hướng, cơ quan hoạch định chính sách không đồng thời thực hiện chức năng chủ sở hữu DN. Thực chất là tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng chủ sở hữu DN, tránh hiện tượng quản lý theo kiểu Nhà nước “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Luật DN cũng quy định rõ nguyên tắc này.
Để bảo đảm luật định đưa vào cuộc sống, Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước đã ra đời để thi hành quyền chủ sở hữu một cách chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả nhất.
Thế nhưng, giữa luật và thực tiễn quả là bao giờ cũng có một khoảng cách khá xa. Vì “Mọi lý thuyết đều mầu xám. Chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi”. Tiếc thay, ở đây thực tiễn cũng… xam xám nốt. Bởi cho đến giờ, Tổng Công ty (SCIC) vẫn than vãn, riêng khâu đầu tiên- chuyển vốn về để quản lý đã trắc trở, rất khó khăn. Việc đổi mới cung cách quản lý DNNN rất trì trệ, thì hiệu quả hoạt động và chất lượng DNNN cũng rất ì ạch.
Thực tiễn này khiến người viết bài đặt 3 câu hỏi:
  • Chúng ta đang quá “hổng” mảng lý luận mang tính nền tảng, định hướng cho kinh tế thị trường?
  • Tư duy quản lý kinh tế kiểu bao cấp xin- cho vẫn ngự trị, luồn lách ngay trong cung cách điều hành quản lý Nhà nước?
  • Lợi ích nhóm chi phối khéo léo?
Cả 3 yếu tố này đều có quan hệ ràng buộc và là nguyên nhân của thực trạng kinh tế bất ổn hiện nay.
Nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đặt vấn đề lợi ích nhóm nhiều hơn. Cứ nhìn bức tranh kinh tế thị trường hiện tại sẽ thấy rất rõ.
Bên cạnh DNNN có DN cổ phần hóa, DN tư nhân. Bên cạnh DN trong nước, có DN liên doanh vốn nước ngoài. Bên cạnh DN lớn, có doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Vậy nhưng nếu các DN vừa và nhỏ loay hoay chống đỡ cơn bão lạm phát, tìm vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm, thì các DN lớn lại luôn “làm mình, làm mẩy”, hoặc có thua lỗ “Nhà nước vẫn chìa tay” – theo cách nói của các đại biểu QH tại cuộc thảo luận sáng 4/8 (Kỳ họp QH khóa XIII) về tình hình kinh tế – xã hội.
Đến độ có đại biểu nêu: “DNNN cần huy động vốn thì báo lãi, cần tăng giá lại báo lỗ… Vậy bản chất kinh doanh lãi hay lỗ, lãi thật hay giả, lỗ thật hay giả?”.
Điều đó, tạo nên sự bất bình đẳng giữa các DN, chứ không phải tài năng hơn kém giữa họ.
Ngay cả các chuyên gia kinh tế nước ngoài của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng tư vấn, thúc giục phải tiếp tục cải cách khu vực kinh tế này.
Giật mình, quốc gia đang tiến tới hội nhập văn minh, vậy nhưng cách điều hành và quản lý kinh tế của chúng ta lại “Tam đại đồng đường” kiểu … “Hai lúa”! Đứa con trưởng- DNNN có kém cỏi, làm thiệt hại Nhà nước đến mấy vẫn được ưu ái, yêu chiều, bởi nó là cây gậy?
Hay bởi vị thế và cả những khuyết tật của nó đang tạo ra lợi ích của không ít người?
Thi toán quốc tế và bài toán quốc gia
Đỉnh điểm của những bất ổn trong cơ chế quản lý kinh tế- khiến các DNNN làm mưa làm gió, được đánh dấu bằng cuộc khẩu chiến hiếm có giữa Bộ Tài chính và Bộ Công thương, cùng DN xăng dầu lớn nhất- Petrolimex, tại hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở VN hiện nay” (ngày 20/9 tại Hà Nội).
Có lẽ trước áp lực dư luận xã hội, 2 Bộ- Tài chính và Công thương mới đây đã trần tình trên báo chí rằng, không có bất đồng trong điều hành giá xăng dầu. Nhưng bản chất của chuyện khẩu chiến tại hội thảo vừa qua vẫn là… không đồng tình với nhau về giá xăng, giữa 2 bộ, và các DN trực thuộc Bộ Công thương.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Ảnh: Thế Dũng.
Một bên dọa bỏ cuộc không kinh doanh và một bên…không hề sợ, với tuyên bố sắc như móng tay nhọn bóc vỏ quýt dày: “Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được Nhà nước”. Phải được chiều chuộng, ưu ái đến thế nào thì một DN mới dám dọa cả Nhà nước?
Xét cho cùng, nó là hệ lụy của một nền kinh tế thị trường nhưng không có cạnh tranh?
Thế nên người viết bài cho rằng, sẽ không thể có khẩu chiến về giá xăng tại hội thảo, nếu như trong thực tế, xăng dầu-  lĩnh vực cốt tử của quốc gia, không chỉ do 3 DNNN lớn-  Petrolimex, Saigon Petro và PVOil- độc quyền, chiếm tới 80-90% thị phần. Chỉ vì thế độc quyền, và chưa có thị trường cạnh tranh, các DNNN thả sức với dân:”Bắt cởi trần phải cởi trần/ Cho may ô mới được phần may ô”
Sẽ không thể có khẩu chiến, nếu như sự giải trình lỗ, lãi của  DNNN lớn như Petrolimex không có sự tù mù kỳ lạ và khó hiểu. Liên tục kêu lỗ, nhưng khi để trở thành một công ty cổ phần, trong bản cáo bạch tài chính thu hút các nhà đầu tư, người ta lại thấy Petrolimex công bố liên tục lãi. Năm 2008: Hơn 900 tỉ đồng, năm 2009: Gần 3,000 tỉ đồng, năm 2010: Lãi 81 tỉ đồng, và năm 2011: Dự kiến lãi khoảng 600 tỉ đồng.
Hóa ra kinh doanh lỗ, lãi phụ thuộc vào… “cái lưỡi”, không phụ thuộc vào lợi nhuận thực chất.
Đến người dân thường cũng không thể tin vào cách tính kiểu này, chưa nói đến Bộ trưởng Tài chính, một người có thâm niên và kinh nghiệm trong kiểm toán.
Sẽ không thể có khẩu chiến, nếu như không có câu trả lời tù mù của đại diện Petrolimex, về câu hỏi xăng lỗ bao nhiêu, dầu lỗ bao nhiêu? Đây là 2 mặt hàng chủ đạo của họ, mà với cách tính thiếu khoa học- gói trọn tổng doanh thu của tất cả các mặt hàng chủ đạo và phụ trợ, trừ đi tổng chi phí để tạo ra một kết quả lỗ chung của DN, Bộ trưởng Tài chính phải nghi ngờ Ban Quản trị của Tổng Công ty có vấn đề.
Sự can thiệp và không đồng ý tăng giá xăng của Bộ trưởng Tài  chính không chỉ chứng tỏ ông đứng về phía lợi ích của hơn 80 triệu dân. Mà ông còn phải làm nhiệm vụ của chính Bộ mình- gắng kiềm tỏa lạm phát đang lồng lộn phi mã. Nếu giá xăng lên, sẽ kéo theo rất nhiều mặt hàng khác tăng theo, có thể con ngựa lạm phát đứt dây cương, thật nguy hiểm.
Duy nhất có một người, biết làm cho bạn đọc… cười vì cái sự hơi ít văn hóa. Đó là ông N.L.A, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương). Có vẻ như ông này muốn “xả thân” bênh vực các sếp của mình, bênh vực chủ trương đòi tăng giá xăng của các DN đến tận cùng, khi mỉa mai: “Tôi nghe tin cứ nghĩ Bộ Tài chính bị làm sao“.
Và để mọi người biết về trí thông minh của mình, ông khoe mẽ: “Tôi không giỏi nhưng cũng đi thi toán quốc tế…”. Hơi buồn cười cho ông vì chả hiểu làm sao, mới đây Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD (Bộ GD) cho biết năm 1982, không có học sinh nào đi thi Olimpic toán Quốc tế có tên như ông (chỉ có 4 người: Lê Tự Quốc Thắng, Trần Minh, Ngô Phú Thanh và Nguyễn Hữu Đoàn).
Cũng có thể ông mới ở trong đội tuyển chọn thì… bị loại từ trong nước.
Đến nước này, thì bạn đọc lại bảo: “Ông Vụ phó này làm sao í nhỉ?”. Chả trách Bộ trưởng Vương Đình Huệ dạy lại ngay tại hội thảo: “Dù học nhiều nhưng cần có kiến thức thực tế”. Chí lý!
Dẫu sao, người viết bài vẫn tin ông là người thông minh, tuy “nổ” không phải chỗ. Nếu từng đi thi toán quốc tế, xin ông thử giải bài toán cấp quốc gia và… cấp DN:
Vì sao giá cả, trong đó có giá xăng tăng vùn vụt đến chóng mặt, còn giá trị văn hóa, con người, giáo dục, giá trị đạo lý xã hội, giá trị niềm tin lại…tụt nhanh đến thế?
Vì sao người dân không chỉ hoài nghi về cách tính giá xăng tù mù, thiếu minh bạch của DN, người dân còn hoài nghi về “lợi ích” được mất xung quanh chuyện bảo vệ cho việc tăng giá này?
Vì sao Bộ Công thương cũng không thể kiểm soát được hiện tượng các cửa hàng bán xăng luôn ăn cắp, ăn bớt xăng của khách hàng. Giá đã cao, khách hàng lại bị bòn rút, rút cục, họ bị thua thiệt tới 2 lần?
Dù vậy, chuyện khẩu chiến giữa 2 bộ và các DNNN xăng dầu có thể sẽ qua đi. Nhưng nếu sự độc quyền kinh doanh của các DN lớn vẫn tồn tại, nếu cơ chế quản lý chồng chéo đầy bất ổn vẫn hiển nhiên và đằng sau nó là các “con tin” của các đại gia, như cách nói của một nhà báo có tên tuổi, thì đương nhiên sẽ có những Bộ trưởng như ông Vương Đình Huệ.
Nhưng có một Bộ trưởng thẳng thắn vẫn không bằng có một cơ chế quản lý phù hợp thực tiễn kinh tế xã hội, được lòng dân và thực sự vì dân.
Làm quan: “Lập danh, lập nghiệp, lập ngôn”
Có lẽ vì tâm đắc với những phát ngôn thẳng thắn của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, trong dàn những Bộ trưởng của Chính phủ mới, trên Vnexpress ngày 27/9 có bài viết : “Các tân Bộ trưởng đã dám thể hiện cá tính”.
Chợt nghĩ tới câu tổng kết của dân gian: “Lập danh, lập nghiệp, lập ngôn”.
Trong 3 lập ấy, lập ngôn là khó nhất. Khó vì “ngôn” phải tỉnh táo, sáng suốt, khôn ngoan, để thiên hạ “người trên trông xuống, người ta trông vào” tâm phục, khẩu phục khỏi cười chê.
Làm người có 3 cái lập ấy đã khó, làm quan còn khó đến đâu!
Đứng dưới ít người, đứng trên muôn người, có danh, có tiếng, có quyền, có lợi, làm quan quả là nghề hấp dẫn. Chả thế từ cổ chí kim, bao tấn bi hài kịch xoay quanh cái nghề đặc biệt này.
Nhưng làm quan cũng lắm khổ ải. Vinh đấy, và tủi hổ đấy! Quyền đấy, và bất tín đấy!
Có những vị quan “lập ngôn” quá dễ dãi, ngớ ngẩn, khiến thiên hạ cười chê-  IQ cao! IQ cao lẽ ra phải là sự ngợi khen, lại là sự chê cười. Tại sao?  Hay… cái nước Việt mình nó thế! (mượn lời cố GS Hoàng Ngọc Hiến)
Nhưng hãy chú ý hiện tượng này: Nếu sự “lập ngôn” của các quan chức vốn rất dè dặt, mang đặc điểm của một cơ chế lãnh đạo tập thể. Thì dường như càng ngày, sự “lập ngôn” của các quan chức càng mang đặc điểm cá tính, năng lực tư duy và trách nhiệm cá nhân của họ, nhất là với lĩnh vực dân đang bức xúc. Đó là điểm đáng mừng.
Một đặc điểm khác: Họ đều xấp xỉ 50- 51, cái tuổi đã tích lũy nhiều kinh nghiệm sống, được đào tạo bài bản, lại kinh qua nhiều nhiệm vụ từ cơ sở. Thời đại thế giới phẳng cho họ rất nhiều thông tin, và tư duy buộc phải luôn trẻ hóa, để thích ứng với bổn phận.
Bộ trưởng Đinh La Thăng. Ảnh: internet
Hãy thử nghe Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng thẳng thắn: “Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành, phải cho tôi toàn quyền…Bộ GT sẽ tập trung giải quyết 3 khâu đột phá chiến lược. Thứ nhất, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông.Thứ hai, tình trạng tai nạn giao thông. Thứ b, ùn tắc giao thông… Tôi cho rằng khi đất nước có đủ điều kiện mới làm đường sắt cao tốc…. Sẽ ưu tiên đầu tư đường bộ cao tốc Bắc Nam, nâng cấp đường sắt hiện có, cân đối phát triển đường quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn”. Những phát ngôn của ông khá ấn tượng và rõ ràng khá hợp lòng dân.
Và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình: “Sẽ đưa lãi suất về 17-19% trong vòng hai tháng kể từ ngày nhậm chức“.  Đi kèm với thông điệp mạnh mẽ về lãi suất, ông đưa ra một loạt chính sách, biện pháp mạnh tay đối với những cá nhân và tổ chức vi phạm. Kết quả, lãi suất cho vay đã bắt đầu hạ dù chưa thiết lập một mặt bằng ổn định.
Còn khi Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ không chấp nhận tăng giá xăng, lục lại phát ngôn của ông sau nhậm chức, thấy rằng ông đang thực hiện những điều đã tuyên bố: Sẽ lập lại trật tự trên thị trường xăng dầu, công khai minh bạch các khoản lỗ, lãi trong lĩnh vực vốn nhạy cảm, rất tác động tới đời sống nhân dân này.
Dĩ nhiên, mới 2 tháng trôi qua- một đoạn rất ngắn của nhiệm kỳ. Từ phát ngôn ấn tượng đến hành động ấn tượng cũng còn cần rất nhiều sự kiểm chứng của thực tiễn.
“Lập danh” đã thành. “Lập ngôn” nhiều Bộ trưởng đã có. Nhân dân đang trông chờ vào sự “lập nghiệp”- hành động cụ thể của các Bộ trưởng trong Chính phủ mới. Nhân dân vốn “nghìn mắt, nghìn tai” và nhân dân cũng luôn biết sát cánh với những Bộ trưởng biết vì nước, vì dân.
Một Bộ trưởng thực tài, thực tâm không bằng một cơ chế quản lý văn minh và minh bạch. Nhưng chắc chắn sẽ hữu hiệu hơn nữa, nếu một cơ chế quản lý văn minh, minh bạch có các Bộ trưởng thực tài, thực tâm.
Kim Dung. VNN – Tuần Việt Nam.