Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013
Lịch sử những lần đổi tiền ở Việt Nam
Kể từ ngày 1/12/1945, khi nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành đồng tiền đầu tiên kể từ sau Cách Mạng Tháng Tám, lúc đó là đồng tiền nhôm loại 2 hào, cho đến nay chúng ta đã có rất nhiều các loại tiền xu, tiền giấy, tiền polime khác nhau. Đi cùng lịch sử phát hành tiền là những lần chúng ta thực hiện đổi tiền, có thể tổng kết những lần đổi tiền từ sau Cách Mạng Tháng Tám cho đến nay như sau:
Lần thứ nhất: Ngày 15 tháng 5 năm 1947, Chính phủ ra sắc lệnh 48/ SL cho phép lưu hành trong cả nước giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 500 đồng. Giấy bạc Tài chính thời kì này được in LITÔ hay TIPÔ, ốp sét trên giấy in xấu nên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng từng mẫu tiền. Đồng thời nhà nước thực hiện thu đổi đồng bạc Đông Dương, tỷ lệ 1 đồng Việt Nam lấy 1 đồng bạc Đông Dương
Lần thứ hai: Ngày 6/ 5/ 1951 tại sắc lệnh số 15/ SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký chuẩn y việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam (NHQG VN) (để thay thế “Nha ngân khố quốc gia” và “Nha tín dụng sản xuất” trực thuộc Bộ Tài Chính đã thành lập trước đó trên cơ sở “Việt nam quốc gia Ngân hàng” thuộc Bộ Tài chính được thiết lập theo sắc lệnh số 86/SL ngày 17/9/1947 của Chủ tịch Chính phủ dân chủ cộng hoà Việt nam). Ngay khi ra đời, theo sắc lệnh số 19/SL và 20/SL ngày 12/5/1951 NHQG đã chính thức phát hành đồng tiền giấy mang tên: "NHQG Việt Nam" thay đồng tiền Tài chính. Đổi 10 đồng tiền Tài chính ăn 1 đồng tiền NHQG - Một cuộc đổi tiền diễn ra tới 20 tháng, dài nhất trong lịch sử đổi tiền của NHVN.
Lần thứ ba: Vì tiền NHQG đầu tiên được in ra năm 1951 là để đổi đồng Tài chính trước đó nên hầu hết những người có tiền đổi là thuộc khu vực công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên đến tháng 2 năm 1959 Chính Phủ quyết định phân phối lại thu nhập và đã đổi tiền lần thứ 2 với tỷ lệ 01 đồng NHQG mới ăn 1000 đồng NHQG cũ. Với giá trị mới này, vào thời điểm từ tháng 2/1959 đến tháng 10/1960 một đồng NGQGVN bằng 1,36 Rúp Liên Xô và cũng tương đương 1,2 USD. Cuộc đổi tiền năm 1959 được đánh giá là “ngoạn mục” nhất trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Đến tháng 10/ 1961 đồng tiền NHQG VN ở miền Bắc được đổi tên thành đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN VN) với cùng một mệnh giá để tránh trùng tên với đồng tiền NHQG ở miền Nam của chính phủ nguỵ quyền Sài Gòn.
Lần thứ tư: Trong 3 năm đầu sau ngày miền Nam giải phóng, để có một thời gian đệm cần thiết và quan trọng, hai miền vẫn dùng hai đồng tiền khác nhau: Miền Bắc vẫn là tiền NHNN Việt Nam, miền Nam tiếp tục dùng tiền của chính quyền cũ. Ngày 3/5/1975 chính quyền cách mạng tiếp quản NHQG của Nguỵ quyền Sài Gòn và vẫn sử dụng đồng tiền của chế độ cũ trong lưu thông để không gây rối loạn trong lưu thông tiền tệ ở miền nam những ngày đầu giải phóng. Ngày 6/6/1975 - 5 tuần sau ngày giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định số 04/PCT - 75 về thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do Ông Trần Dương làm Thống đốc. Đến ngày 22/ 9/1975, dưới sự lãnh đạo của Bộ chính trị và Trung Ương đảng lao động Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hoà miền nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên qui mô toàn miền nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam" (còn gọi là tiền giải phóng) vào lưu thông với tỷ lệ 1 đồng NHVN ăn 500đ tiền của chế độ cũ và tương đương với 1 USD
Lần thứ năm: Ngày 2/5/ 1978 - Đúng dịp kỷ niệm 3 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam công bố đổi tiền lần thứ 3 trên phạm vi toàn quốc, thống nhất tiền tệ cả nước với tỷ lệ 1đồng tiền NHNN cũ ở miền Bắc hoặc 0,8 đồng tiền Giải phóng ở miền Nam ăn 1đồng NHNN mới.
Lần thứ sáu: Trước tình hình diễn biến phức tạp của lưu thông hàng - tiền và nạn khan hiếm tiền mặt nghiêm trọng trong thanh toán, ngày 14/9/1985 Nhà nước lại phải công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương. Nhà nước đã cho phát hành thêm vào lưu thông một khối lượng lớn tiền tương đương với 1,38 lần khối lượng tiền mới đã phát hành trong đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công cuộc cải cách lương và giá.
Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013
Toàn cảnh vụ Đoàn Văn Vươn
Toàn cảnh vụ Tiên Lãng trước cuộc họp của Thủ tướng
Trong cuộc họp ngày 10/2 của Thủ tướng với các bộ và lãnh đạo Hải Phòng, 3 vấn đề dự kiến được mổ xẻ là tính pháp lý của quyết định giao, thu hồi đất; tổ chức cưỡng chế có đúng quy định và có hay không chủ trương phá nhà ông Vươn.
> 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'
Ngoài các bộ ngành trung ương, cuộc họp của Thủ tướng tại Hà Nội ngày 10/2 còn có đại diện Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và Thành ủy, UBND Hải Phòng.
Trao đổi với VnExpress ngày 9/2, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Chu Ngọc Hiển cho biết, Bộ đã hoàn tất báo cáo thanh tra gửi Thủ tướng. Từ chối tiết lộ kết quả thanh tra, ông Hiển chỉ nói ngắn gọn: "Chúng tôi sẽ đề xuất xử lý nghiêm những vi phạm quy định đất đai". Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp cũng đã hoàn tất báo cáo thanh tra.
Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, Thủ tướng đã yêu cầu Thường vụ Thành ủy Hải Phòng báo cáo làm rõ 3 nội dung: Thứ nhất, việc giao đất, thu hồi đất cho ông Vươn đúng, sai ở đâu, trách nhiệm thuộc cơ quan, cá nhân nào? Thứ hai, việc tổ chức cưỡng chế có đúng quy định và trong quy định pháp luật khi nào cần sử dụng tới biện pháp cưỡng chế và nếu không đúng thì sai ở điểm nào, tổ chức nào cấp nào chịu trách nhiệm? Thứ ba, những tài sản như ao cá, nhà - theo cách gọi của báo chí - bị phá hủy thì có chủ trương không, nếu có thì là của ai, cấp nào?
Ngôi nhà của ông Vươn bị phá hủy một ngày sau vụ cưỡng chế. Ảnh: Nguyễn Hưng |
Xung quanh quyết định giao, thu hồi đất, hiện có 2 quan điểm trái ngược nhau giữa huyện Tiên Lãng và một số chuyên gia đất đai, tiêu biểu là ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Thậm chí, Trưởng ban Tuyên giáo Tiên Lãng Vũ Hồng Chuân còn cho rằng, một số quan chức trung ương về hưu đã nhầm lẫn.
Theo UBND huyện Tiên Lãng, năm 1993, huyện giao 21 ha đất bãi bồi ven biển cho ông Vươn. Sau đó ông Vươn “tự ý đắp bờ bao” lấn ra biển thêm 19,3 ha phía ngoài, rồi đề nghị hợp thức hóa và năm 1997 được huyện ra quyết định giao đất bổ sung. Hết thời hạn giao đất (14 năm), huyện đã ra quyết định thu hồi toàn bộ diện tích 40,3 ha đầm của ông Vươn, trong đó có cả 19,3 ha mới làm thủ tục giao bổ sung.
Giải thích lý do không giao đất theo Nghị định 64 với thời hạn 20 năm, UBND huyện Tiên Lãng khẳng định đất giao cho các hộ sử dụng là diện tích nằm ngoài đê quốc gia, chưa ổn định, chưa sử dụng, đang thực hiện dự án Vinh Quang 2 do UBND huyện quản lý.
Giải thích về quyết định thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, UBND huyện căn cứ Nghị định 30 ngày 23/3/1989 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 1987 quy định người được giao đất có mặt nước để quai đê lấn biển, nuôi trồng thuỷ sản thì thời gian đưa đất vào sử dụng được kéo dài thêm 6 tháng so với quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật Đất đai, huyện đã để thêm đến 18 tháng kể từ khi đến hạn phải giao trả, nhưng ông Đoàn Văn Vươn không bàn giao mà tiếp tục sử dụng 40,3 ha trong gần 4 năm qua không nộp bất cứ khoản nào cho Nhà nước. Đến nay ông Đoàn Văn Vươn không chịu nộp số tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp là 10.035.000 đồng.
Tuy nhiên, theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Luật đất đai năm 1993 quy định thời hạn giao đất là 20 năm, còn Luật đất đai 1987 không quy định thời hạn này. Nếu UBND huyện Tiên Lãng giao đất cho người dân chỉ 10 ngày trước khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực thì sau đó cần điều chỉnh thời hạn giao đất lên 20 năm như luật định.
Cũng theo nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường, cái sai nữa của UBND huyện Tiên Lãng là khi hết hạn giao đất nhưng người dân khai thác có hiệu quả và Nhà nước không có dự án cần thu hồi, chưa có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích an ninh quốc phòng thì người dân đương nhiên tiếp tục được kéo dài thời gian giao đất.
Sáng 5/1 hơn 100 cảnh sát, bộ đội... ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) tham gia cưỡng chế. Ảnh: Báo Hải Phòng |
Trong vụ cưỡng chế nhà ông Vươn, hơn 100 cảnh sát, bộ đội huyện Tiên Lãng đã tham gia. Theo UBND huyện Tiên Lãng, để tổ chức bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự và phòng ngừa xảy ra chống người thi hành công vụ, lực lượng tham gia cưỡng chế bố trí một số công an huyện, xã, dân quân, qua trinh sát nắm tình hình thấy cần phải có lực lượng rà phá bom mìn.
"Đoàn cưỡng chế đang tiến hành dò mìn, đang vào vận động thuyết phục lần cuối thì ông Vươn đã cho người thân kích nổ mìn tự tạo, bắn súng đạn hoa cải làm bị thương 6 cán bộ, chiến sĩ công an huyện và quân sự huyện", huyện Tiên Lãng giải thích,
Tuy nhiên, theo Luật sư Lê Đức Tiết, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban trung ương MTTQ, những người tổ chức việc cưỡng chế đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Điều 13 Luật Quốc phòng toàn dân năm 2005 quy định: “Lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ. Khi chưa có lệnh của cấp có thẩm quyền, người chỉ huy đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân không được tự ý điều động, sử dụng người, trang bị, vũ khí của đơn vị mình để tiến hành các hoạt động vũ trang không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập sẵn sàng chiến đấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt…”.
Theo ông Tiết, những người tự ý ra lệnh huy động và sử dụng bộ đội biên phòng, lực lượng quân sự địa phương huyện vào vụ cưỡng chế đã vượt quá thẩm quyền dành cho Chủ tịch nước, của Thủ tướng và của Bộ trưởng Quốc phòng.
Một ngày sau vụ nổ súng chống đối, ngôi nhà 2 tầng nằm ngoài diện tích cưỡng chế của ông Đoàn Văn Vươn đã bị phá. Thông tin do người dân cung cấp đang trái ngược với phát ngôn của lãnh đạo các cấp của Hải Phòng. Ngay bản thân các vị lãnh đạo địa phương cũng có những phát ngôn không khớp nhau.
Theo Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Đỗ Trung Thoại thì "dân bất bình nên phá nhà ông Vươn". Trong khi Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền thừa nhận, nhà ông Vươn bị phá hủy vì đây là "nơi kẻ gây án từng ẩn nấp".
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh lại nói, đoàn cưỡng chế không có lệnh nào và không có ai tham gia phá nhà dân. Còn chủ tịch xã Vinh Quang thì "không biết ai phá nhà" mặc dù lực lượng xã có mặt tại đầm.
* Clip: Quan chức Hải Phòng nói về vụ phá nhà ông Vươn |
* Clip: Ông Kết tố chính quyền nhờ thuê máy xúc cưỡng chế |
Trong khi đó, theo tố cáo của ông Vũ Văn Kết, ông Nguyễn Văn Khanh, Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Trưởng ban cưỡng chế; ông Phạm Đăng Hoan, Bí thư xã Vinh Quang và ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch xã Vinh Quang đã nhờ ông gọi hộ máy xúc để cho ban cưỡng chế giải tỏa mặt bằng. Qua giới thiệu, anh Đặng Văn Tài đã đồng ý nhận lời làm việc trên.
Nhiều người dân xã Vinh Quang cũng cho biết, khoảng 7h sáng đã nghe thấy tiếng máy xúc ầm ầm tiến vào đầm nhà ông Vươn. Sau khi phá lều và hàng rào ở phía ngoài, xe xúc hất tung từng mảng tường của căn nhà 2 tầng. Trong khoảng vài tiếng, căn nhà chỉ còn lại đống gạch vụn ngổn ngang. Theo người dân, tại hiện trường, ngoài công an, còn có mặt của ông Lê Thanh Liêm (Chủ tịch xã Vinh Quang) và ông Phạm Đăng Hoan (Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang).
Hiện, Công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án hủy hoại tài sản và triệu tập những người liên quan, trong đó Bí thư, Chủ tịch xã Vinh Quang. Ngoài việc xác định những người trực tiếp tham gia, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ có hay không chủ trương phá nhà?
* Clip: Bí thư Hải Phòng trả lời vụ Tiên Lãng |
Trong cuộc họp báo ngày 7/2, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã thừa nhận, dù chính quyền địa phương đúng hay sai thì vụ việc cũng gây dư luận không tốt trong nhân dân. Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm, nhận trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trước Đảng bộ và nhân dân thành phố.
Hàng loạt cán bộ huyện Tiên Lãng đã bị đình chỉ chức vụ, tuy nhiên, người dân địa phương vẫn chưa thỏa mãn với mức xử lý trên. Họ đang kỳ vọng vào buổi làm việc ngày 10/2 của Thủ tướng.
- "Tôi không tin một người chí làm ăn, chưa từng vi phạm pháp luật mà lại đi chống đối chính quyền. Phải đặt vấn đề: 'Tại sao người nông dân ấy lại làm vậy?'.
Nếu chính quyền đúng, Đoàn Văn Vươn sai thì phải xử lý theo quy định của pháp luật. Còn nếu chính quyền làm sai, nhất là cố ý làm sai, vì động cơ cá nhân thì rất nguy hiểm. Muốn được lòng dân thì phải xử lý nghiêm những cán bộ làm sai",nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói.
- "Vụ Tiên Lãng đã gây ra một hình ảnh xấu trước đất nước, ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị của địa phương. Nếu không được giải quyết đúng mức thì sẽ tác động tiêu cực đến tình hình cả nước, khi mà vấn đề đất đai đang là vấn đề nóng bỏng của đất nước, trong đó nhiều nơi có nguyên nhân trực tiếp là do sai phạm của các cấp chính quyền ở đó", trích tâm thư của trung tướng Nguyễn Quốc Thước gửi Thủ tướng.
- "Đây là một trong những vụ đầu tiên Thủ tướng trực tiếp xem xét, giải quyết. Nếu giải quyết tốt sẽ tạo được niềm tin trong nhân dân. Thủ tướng là đại biểu Quốc hội Hải Phòng và Tiên Lãng, được nhân dân gửi gắm và kỳ vọng rất nhiều trong việc giải quyết vụ việc này", nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão cho biết.
|
Thông báo số 43/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
___________
Số: 43/TB-VPCP
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________
Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2012
|
THÔNG BÁO
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ
Về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang,
huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
________________
Ngày 10 tháng 2 năm 2012 tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất trên địa bàn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Hội Nông dân Việt Nam, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng và Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng và một số cơ quan thông tin báo chí.
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp chung của Văn Phòng Chính phủ và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:
I. Những năm qua, chính sách pháp luật về đất đai có rất nhiều thay đổi. Từ năm 1987 đến nay, Luật Đất đai đã được ban hành mới 3 lần (1987, 1993, 2003) và sửa đổi 2 lần (1998, 2001). Hàng trăm văn bản dưới luật cũng được ban hành, sửa đổi nhưng vẫn còn không ít vấn đề chưa đủ rõ, thậm chí trùng chéo, mâu thuẫn.
Trình độ, năng lực cán bộ quản lý đất đai, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế trong khi đất đai đang biến động rất nhanh, văn bản pháp luật về đất đai lại rất nhiều và phức tạp, nên công tác quản lý đất đai trong cả nước còn nhiều bất cập. Nhiều vấn đề phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai chưa được điều chỉnh và xử lý kịp thời; khiếu kiện về đất đai chiếm trên 70% tổng số vụ khiếu kiện và có nhiều vụ việc kéo dài.
Trong những năm qua, cấp uỷ, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói chung và đất bồi ven biển nói riêng, góp phần phát triển KTXH khá nhanh và toàn diện, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Đối với ông Đoàn Văn Vươn chính quyền địa phương đã giao đất, kể cả giao bổ sung phần đất lấn chiếm sau khi đã xử phạt hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho ông Vươn đầu tư tôn tạo, nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất được giao.
Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn như sau:
1. Việc giao đất, thu hồi đất
- Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành.
Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao bổ sung 19,3 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản với thời hạn 14 năm, tính từ ngày 4 tháng 10 năm 1993 là đúng thẩm quyền và phù hợp với thực tế sử dụng đất. Tuy nhiên quyết định này không đúng với quy định của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất; về thời hạn giao đất và thời điểm tính thời hạn giao đất.
- Các Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 23/4/2008, Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn với lý do hết thời hạn sử dụng là không đúng với quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003.
2. Việc cưỡng chế thu hồi đất
Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên Quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.
3. Việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn
Việc Lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo phá nhà của ông Đoàn Văn Vươn là có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần phải được khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh.
II. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh việc lãnh đạo thành phố Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm, nhận khuyết điểm, trách nhiệm và đã lãnh đạo, chỉ đạo cần thiết đối với vụ việc này. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng tiếp tục thực hiện tốt các công việc sau:
1. Chỉ đạo thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn. Xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn theo quy định của pháp luật và làm thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai. Chỉ đạo Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này.
2. Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra và sớm đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng qui định của pháp luật việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn. Đình chỉ công tác những cán bộ đã chỉ đạo phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn.
3. Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng.
4. Chỉ đạo huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến những vi phạm trong việc giao đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế, phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn.
5. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm điểm làm rõ trách nhiệm về việc:
- Chấp thuận đề nghị cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng.
- Khi vụ việc xảy ra chậm chỉ đạo làm rõ đúng sai và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; báo cáo chưa đầy đủ - nghiêm túc với Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện cung cấp thông tin chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ gây bức xúc trong dư luận.
6. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc qua vụ việc này và chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, không để xảy ra vụ việc tương tự. Sớm ổn định tình hình mọi mặt của huyện Tiên Lãng. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng, phát huy thành tựu to lớn và truyền thống tốt đẹp của thành phố Hải Phòng, tập trung lãnh đạo chỉ đạo thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015 mà Đại hội Đảng bộ Thành phố đã đề ra.
Những công việc trên phải được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
III. Qua vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng đất đai. Khẩn trương tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai để kiến nghị sửa đổi Luật đất đai cho phù hợp với thực tế tình hình và yêu cầu phát triển mới.
3. Bộ Tư Pháp nghiên cứu, đề xuất xây dựng thể chế để kiểm soát việc ban hành các quyết định hành chính của chính quyền các cấp.
4. Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo thẩm quyền xem xét theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng.
5. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần tích cực để các cơ quan chức năng làm sáng tỏ và có sự chỉ đạo phù hợp đối với vụ việc này.
Yêu cầu các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, đóng góp thiết thực hơn nữa vào việc xây dựng Đảng và bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, phát huy quyền làm chủ và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân. Nghiêm túc rút kinh nghiệm, hết sức tránh việc đưa tin không khách quan, không đúng bản chất sự việc làm phương hại đến lợi ích của đất nước và người dân.
Yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chủ quản, tăng cường chỉ đạo, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia tuyên truyền định hướng dư luận xã hội; kịp thời chấn chỉnh, xử lý những vi phạm để báo chí nước ta ngày càng vững mạnh, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh những ý kiến đóng góp tâm huyết, xác đáng đối với vụ việc này của các đồng chí lão thành, các chuyên gia và nhiều cán bộ, nhân dân đã gửi trực tiếp đến Thủ tướng hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp xây dựng đối với việc quản lý, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan có liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng và các Phó TTg; - UBTW MTTQVN, Hội Nông dân VN; - VPTƯ Đảng; VPQH; VPCTN; - Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; - Toà án NDTC, Viện KSNDTC; - Ban Dân nguyện của UBTVQH; - Ban Tuyên giáo TW; - Các Bộ: TP, CA, QP, TNMT, NNPTNT; - Thanh tra CP, - Đài THVN, Đài TNVN, TTXVN, Báo nhân dân - Thành uỷ, UBND TP Hải Phòng; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, đơn vị: TH, ĐP, TKBT, NC, KTN, PL, TTĐT; - Lưu: KNTN(3), VT. TS |
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
(Đã ký)
Nguyễn Quang Thắng
|
http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded_VGP/nguyenphuongmai/20120210/TB%2043.pdf
Ngày 2/4/2013, TANDTP Hải Phòng mở phiên toà Hình sự sơ thẩm, đưa 6 người trong gia đình kỹ sư Đoàn Văn Vươn ra xét xử.
Trong đó các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sinh, Đoàn Văn Vệ bị VKSND TP Hải Phòng truy tố về tội “Giết người” theo điểm d (Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân) khoản 1, điều 93 BLHS, có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Hai bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo điểm d (Gây hậu quả nghiêm trọng), khoản 2, điều 257 BLHS, có khung hình phạt cao nhất đến 7 năm tù.
Vậy căn cứ nào để VKSND TP Hải Phòng truy tố họ với các tội danh trên?
KLĐT số 96/KLĐT của cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng ngày 28/12/2012, do Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng, đại tá Vũ Sỹ Hưng ký, khẳng định đoàn cưỡng chế (hơn 100 người) kéo đến khu đầm nuôi trồng thuỷ sản của ông Đoàn Văn Vươn sáng ngày 5/1/2012 là những người thi hành công vụ, vì họ thực hiện 2 Quyết định số 461/QĐ-UB ngày 7/4/2009 và số 3307/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND huyện Tiên Lãng. Và cả KLĐT lẫn cáo trạng của VKSNDTP Hải Phòng đều mô tả rằng khi nhận được thông báo cưỡng chế, anh em ông Vươn, ông Quý cùng nhau dựng hàng rào, mua xăng, mua súng hoa cải, chế tạo mìn... để chống laị đoàn cưỡng chế, nhưng lại không nói 1 dòng đến việc đoàn cưỡng chế đã hành xử có đúng pháp luật không.
Tại thời điểm ngày 5/1/2010, gia đình ông Đoàn Văn Vươn đang sử dụng 2 khu đầm nuôi trồng thuỷ sản ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng, một khu có diện tích 21 ha, trong đó có ngôi nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý, khu còn lại có diện tích 19,3 ha. Quyết định số 461/QĐ-UB của UBND huyện Tiên Lãng là quyết định thu hồi 19,3 ha đầm của gia đình ông Vươn, và Quyết định số 3307/QĐ-UBND của UBND huyện Tiên Lãng là quyết định cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đầm đó. Khu đầm 21 ha, trên đó có ngôi nhà 2 tầng của ông Quý không bị thu hồi, không nằm trong phạm vi điều chỉnh của 2 quyết định trên.
Ông Đoàn Văn Vươn trước khi bị bắt
Anh em Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý... đã dựng hàng rào, rải rơm, gài mìn tự tạo... ở ngôi nhà 2 tầng của Đoàn Văn Quý, nằm ngoài khu vực cưỡng chế. Súng hoa cải cũng được để ở đó.
Sáng ngày 5/1/2012, đoàn cưỡng chế đã từ bỏ nhiệm vụ của mình là tiến hành cưỡng chế khu đầm 19,3 ha của ông Đoàn Văn Vươn để tự ý kéo đến khu đầm 21 ha không bị cưỡng chế, và tiến vào ngôi nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý nằm trên khu đầm 21 ha đó. Bản KLĐT của cơ quan CSĐT công an TP Hải Phòng giải thích rằng đoàn cưỡng chế tiến vào ngôi nhà của ông Quý là để “thực hiện việc vận động, thuyết phục lần cuối trước khi cưỡng chế”. Lời giải thích này không thuyết phục. Bởi vào sáng ngày 5/1/2012, tại khu đầm bị cưỡng chế 19,3 ha không có một người nào của gia đình Đoàn Văn Vươn, không có bất cứ chướng ngại vật nào được dựng lên với mục đích ngăn cản đoàn cưỡng chế. Nghĩa là gia đình Đoàn Văn Vươn đã hoàn toàn chấp hành 2 quyết định trên của UBND huyện Tiên Lãng.
Người thi hành công vụ là người thực thi nhiệm vụ công theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Quyết định đó phải đầy đủ tính pháp lý. Và họ chỉ được phép thi hành những điều quy định trong quyết định. Sáng ngày 5/1/2012, đoàn cưỡng chế sẽ được coi là những người thi hành công vụ nếu họ kéo đến khu đầm 19,3 ha của ông Vươn để thực hiện việc cưỡng chế. Nhưng họ đã làm trái hoàn toàn với hai Quyết định 461/QĐ-UB và 3307/QĐ-UBND của UBND huyện Tiên Lãng.
Bà Nguyễn Thị Thương trả lời báo chí sau khi nhận cáo trạng
Vào buổi sáng ngày 5/1/2012, tại khu đầm 21 ha của ông Đoàn Văn Vươn, trên có ngôi nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý, không có những người “thi hành công vụ”, thì cũng không có hành vi “chống người thi hành công vụ”. Theo lời tường trình của hai bà Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu (Hiền), thì buổi sáng hôm đó, họ không có mặt trong ngôi nhà 2 tầng của ông Quý mà đứng ở trên đê, và họ cũng không chửi bới, lăng mạ hay có bất cứ hành vi nào chống lại những người xâm phạm trái phép chỗ ở của vợ chồng ông Đoàn Văn Quý.
Xét xử vụ án ông Đoàn Văn Vươn:
Bị cáo khai gì?
THANH VŨ -Thứ Năm, 04/04/2013, 10:10 (GMT+7)
Sau khi xét hỏi các bị cáo Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ và Nguyễn Thị Thương, chủ tọa phiên tòa đã yêu cầu bị cáo Phạm Thị Báu (Hiền) ra trước vành móng ngựa:
- Bị cáo có đồng ý với bản cáo trạng không?
- Tôi phản đối bản cáo trạng. Ngay sau khi được nhận kết luận điều tra và cáo trạng, tôi đã có đơn khiếu nại cả hai văn bản đó gửi Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án TP Hải Phòng, nhưng đến nay chưa có cơ quan nào hồi âm.
- Lý do nào khiến bị cáo phản đối bản cáo trạng?
- Thưa quý tòa, đoàn người kéo đến nhà tôi sáng ngày 5/1/2012 không phải là những người thi hành công vụ. Vì vậy tôi không chống người thi hành công vụ như quy kết của cáo trạng.
- Căn cứ vào đâu mà bị cáo nói như vậy?
- Thưa quý tòa, tôi căn cứ vào kết luận của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/2/2012.
- Bị cáo có mua xăng không?
- Thưa quý tòa, cáo trạng quy kết tôi thực hiện 4 hành vi: mua xăng, rải rơm, làm hàng rào, mua mũ len với mục đích chống người thi hành công vụ. Tôi có làm những việc đó. Nhưng đó là những việc làm rất bình thường hàng ngày của tôi để phục vụ cuộc sống, phục vụ sản xuất của gia đình. Tôi mua xăng để gia đình dùng. Tôi phơi rơm rạ trên đường đi để nuôi dê và đun nấu. Tôi làm hàng rào để chống trộm cướp, mua mũ len cho chồng con tôi đội trước cái rét chỉ hơn mười độ, chứ tôi không làm những việc đó để chống lại ai.
Bị cáo Phạm Thị Báu phủ nhận chống người thi hành công vụ
Cả hai bị cáo Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu đều khẳng định, vào sáng ngày 5/1/2012, họ đưa con đi học rồi sau đó đứng ở trên đê chứ không có mặt ở hiện trường, và họ cũng bị bắt ở trên đê. Nhưng cơ quan công an cứ ghi là họ có mặt ở hiện trường vụ nổ súng.
Vụ án Đoàn Văn Vươn ngày xử thứ 2
Tại tòa, bị cáo Đoàn Văn Vệ cũng tố cáo việc mình bị công an lừa tiền. Nội dung tố cáo của Vệ như sau: Sáng ngày 5/1/2012 Vệ không có mặt ở hiện trường. Đang trên đường, nghe người dân đi đường nói có xô xát ở nhà Đoàn Văn Quý, cậu mình bị thương (Sịnh, Vươn, Quý là cậu ruột của Vệ) nên Vệ chạy đến với ý định đưa người bị thương đi viện. Đến nửa đường xuống đầm thì công an bảo quay lên và sau đó bị bắt.
Tại đồn công an, điều tra viên bảo Vệ là hành vi của mày không cấu thành tội giết người, rồi hứa cho Vệ tại ngoại, hứa chuyển tội danh. Một cán bộ công an đã đưa điện thoại cho Vệ để Vệ gọi điện về nhà bảo vợ mang đến 20 triệu đồng đưa cho ông ta, sau đó lại đưa tiếp 10 triệu đồng nữa. Vì tin tưởng vào lời hứa của cán bộ công an, lại đã đưa tiền, nên sau đó công an đưa những bản cung trắng bảo ký, Vệ cứ ký vào. Cuối cùng không những không được tại ngoại mà còn ngã ngửa khi biết mình bị truy tố tội “giết người” được quy định tại điểm d khoản 1 điều 93 BLHS.
Với 4 bị cáo Sịnh, Vươn, Quý, Vệ. Vấn đề sinh tử được đặt ra trong phiên tòa này là: Họ có chủ định giết người từ trước hay không? Theo lời khai của Đoàn Văn Vươn tại tòa, thì trước nguy cơ bị mất trắng toàn bộ tài sản, khiếu nại khắp nơi nhưng không được giải quyết, cùng đường, ông buộc phải tạo tiếng nổ, đám cháy, với mục đích để đoàn cưỡng chế thấy nguy hiểm mà dừng lại, để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của ông. Ông cũng khai tại tòa rằng đã cảnh báo điều đó với huyện. Xét về những gì diễn ra sau đó, thì rõ ràng ông đã đạt được mục đích của mình.
Có một chi tiết được chủ tọa phiên tòa dành khá nhiều thời gian xét hỏi. Đó là trước ngày 5/1/2012, ai trong gia đình Đoàn Văn Vươn đã nói câu “Bắn chết mẹ chúng nó đi” (cáo trạng ghi là Đoàn Văn Quý nói)? Thực ra, trong lúc bị dồn đến bước đường cùng (theo lời khai của Quý thì những ngày đó, khi khiếu nại về quyết định cưỡng chế không được giải quyết, Đoàn Văn Vươn đã nhiều lần lăn lộn khóc lóc: “Mất hết rồi các em ơi", giả sử trong hoàn cảnh đó, có ai trong số họ có ai nói câu ấy, thì đó cũng chỉ là câu cửa miệng được “văng” ra khi người ta quá bức xúc mà thôi.
Đoàn Văn Quý là bị cáo bị xét hỏi cuối cùng. Tại tòa, Quý phủ nhận toàn bộ lời khai của Vươn, khẳng định Vươn chỉ đưa kíp nổ chứ không chỉ đạo. Tất cả các việc chế tạo mìn, chôn mìn, chôn bình ga rồi kích nổ mìn, bắn súng... đều do Quý tự làm, và cũng chỉ với mục đích cảnh báo chứ không có ý định giết người. Quý cũng khai chỉ bắn 2 phát súng hoa cải chứ không phải 3 phát như cáo trạng kết luận, việc một số chiến sĩ công an và bộ đội bị thương do 2 phát súng đó là ngoài ý muốn của Quý.
Vụ án Đoàn Văn Vươn ngày xử thứ 2
Hôm nay, vẫn tiếp tục giai đoạn thẩm vấn, buổi sáng Tòa tiếp tục thẩm vấn với “cái gọi là người bị hại” và những người cũng có thể tạm gọi là “”người làm chứng”. Nội dung cơ bản chưa cần xác định theo cáo trạng đúng hay sai về người bị hại và người làm chứng nhưng nóng lên tại phiên tòa chính là Hội đồng xét xử và Viện Kiểm sát hỏi theo hướng buộc tội hoặc mang tính chất để buộc tội. Đến phần luật sư thẩm vấn thì đa số bị Chủ tọa phiên tòa dùng quyền uy để cắt hoặc dừng câu hỏi của luật sư; tạo nên không khí căng thẳng tại phiên tòa không đáng có.
Điều đáng bàn nhất lời khai của những người “ bị hại” và của nhân chứng là mâu thuẫn nhau, “ tát” vào miệng nhau tại phiên tòa với những nội dung chủ yếu là: Có trang bị vũ khí hay không? Có bắn trước hay bắn sau? Vết đạn trên tường, áo giáp, mũ bảo vệ,…Việc thi hành có đúng pháp luật hay không? Đi vào nhà người khác không được đồng tình của chủ nhà…khi kíp nổ là sự cảnh báo nhằm ngăn chặn sự cưỡng chế và xâm phạm vào nhà ở trái pháp luật của anh Đoàn Văn Qúy nhưng lực lượng cưỡng chế vẫn tiếp tục xông vào?...
Hội trường nóng lên khi luật sư Trần Đình Triển hỏi ông Lê Văn Mải ( nguyên Trưởng công an, thủ trưởng cơ quan điều tra huyện Tiên Lãng) thì ông Lê Văn Mải lấy lý do không đủ sức khỏe để trả lời và từ chối trả lời câu hỏi của luật sư Trần Đình Triển. Trước tình cảnh đó, luật sư Triển đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) nếu ông Mải không trả lời luật sư thì luật sư có quyền đề nghị HĐXX xét hỏi ông Mải về những câu hỏi mà luật sư nêu ra để buộc ông Mải phải trả lời. Sự căng thẳng giữa luật sư và Chủ tọa phiên tòa đã diễn ra: Chủ tọa thì cho rằng quyền của chủ tọa có quyền cắt hoặc dừng theo quyền của chủ tọa. LS Triển thì cho rằng: “ Chủ tọa có quyền nhưng phải trên cơ sở pháp luật được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và nghị quyết số 49 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp, đề nghị Hội đồng nếu ông Mải không đủ sức khỏe để trả lời luật sư thì tạm dừng phiên tòa, khi nào ông Mải đủ sức khỏe để trả lời thì tiếp tục xét hỏi ông Mải”.
Tình huống đó và cũng gần hết giờ làm việc buổi sáng nên Chủ tọa phiên tòa tuyên bố tạm dừng phiên tòa buổi sáng, buổi chiều nếu ông Mải có đủ sức khỏe thì LS Triển tiếp tục phỏng vấn.
Buổi chiều phiên tòa được khai mạc tiếp vào 14h. LS Triển hỏi ông Mải: “ Với tư cách ông tham gia cấp Uỷ của Huyện, Trưởng công an kiêm TThủ trưởng cơ quan điều tra của công an huyện Tiên Lãng thì ông có biết quyết định hành chính của huyện Tiên Lãng đã bị khởi kiện và đã có bản án có hiệu lực của tòa án thì việc thi hành cưỡng chế đó thuộc thẩm quyền của Cơ quan Thi hành án, vậy mà cơ quan hành chính ( UBND Huyện) ra quyết định cưỡng chế là trái pháp luật, với tư cách cơ quan tham mưu ông có ý kiến gì về việc này?”. Ông Mải trả lời: “ Việc đúng sai là do UBND Huyện, chúng tôi là cơ quan chấp hành nên ra lệnh thì chúng tôi làm”. Nhiều câu hỏi khác của LS Triển đưa ra như: Nhà anh Qúy không thuộc dienj cưỡng chế, không được phép của gia đình thì ai cho phép đoàn cưỡng chế xông vào nhà người ta ?, các vết đạn trên tường nhà anh Qúy do ai bắn? Tại sao khi kíp mìn nổ chưa gây hậu quả gì mà ông chỉ đạo tiếp tục xông vào nhà anh Qúy để hậu quả xảy ra vụ án này?,…Ông Mải đều trả lời: Tôi không trả lời LS hoặc viện giải với những lý do khác không thể chấp nhận được.
Buổi chiều chỉ tiến hành khoảng 30 phút chủ yếu dành cho LS Triển hỏi ông Mải. Sau đó, chủ tọa phiên tòa tuyên bố tạm dừng phiên tòa tại đây. Ngày mai 8h tòa tiếp tục làm việc.
Hôm nay, vẫn tiếp tục giai đoạn thẩm vấn, buổi sáng Tòa tiếp tục thẩm vấn với “cái gọi là người bị hại” và những người cũng có thể tạm gọi là “”người làm chứng”. Nội dung cơ bản chưa cần xác định theo cáo trạng đúng hay sai về người bị hại và người làm chứng nhưng nóng lên tại phiên tòa chính là Hội đồng xét xử và Viện Kiểm sát hỏi theo hướng buộc tội hoặc mang tính chất để buộc tội. Đến phần luật sư thẩm vấn thì đa số bị Chủ tọa phiên tòa dùng quyền uy để cắt hoặc dừng câu hỏi của luật sư; tạo nên không khí căng thẳng tại phiên tòa không đáng có.
Điều đáng bàn nhất lời khai của những người “ bị hại” và của nhân chứng là mâu thuẫn nhau, “ tát” vào miệng nhau tại phiên tòa với những nội dung chủ yếu là: Có trang bị vũ khí hay không? Có bắn trước hay bắn sau? Vết đạn trên tường, áo giáp, mũ bảo vệ,…Việc thi hành có đúng pháp luật hay không? Đi vào nhà người khác không được đồng tình của chủ nhà…khi kíp nổ là sự cảnh báo nhằm ngăn chặn sự cưỡng chế và xâm phạm vào nhà ở trái pháp luật của anh Đoàn Văn Qúy nhưng lực lượng cưỡng chế vẫn tiếp tục xông vào?...
Hội trường nóng lên khi luật sư Trần Đình Triển hỏi ông Lê Văn Mải ( nguyên Trưởng công an, thủ trưởng cơ quan điều tra huyện Tiên Lãng) thì ông Lê Văn Mải lấy lý do không đủ sức khỏe để trả lời và từ chối trả lời câu hỏi của luật sư Trần Đình Triển. Trước tình cảnh đó, luật sư Triển đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) nếu ông Mải không trả lời luật sư thì luật sư có quyền đề nghị HĐXX xét hỏi ông Mải về những câu hỏi mà luật sư nêu ra để buộc ông Mải phải trả lời. Sự căng thẳng giữa luật sư và Chủ tọa phiên tòa đã diễn ra: Chủ tọa thì cho rằng quyền của chủ tọa có quyền cắt hoặc dừng theo quyền của chủ tọa. LS Triển thì cho rằng: “ Chủ tọa có quyền nhưng phải trên cơ sở pháp luật được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và nghị quyết số 49 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp, đề nghị Hội đồng nếu ông Mải không đủ sức khỏe để trả lời luật sư thì tạm dừng phiên tòa, khi nào ông Mải đủ sức khỏe để trả lời thì tiếp tục xét hỏi ông Mải”.
Tình huống đó và cũng gần hết giờ làm việc buổi sáng nên Chủ tọa phiên tòa tuyên bố tạm dừng phiên tòa buổi sáng, buổi chiều nếu ông Mải có đủ sức khỏe thì LS Triển tiếp tục phỏng vấn.
Buổi chiều phiên tòa được khai mạc tiếp vào 14h. LS Triển hỏi ông Mải: “ Với tư cách ông tham gia cấp Uỷ của Huyện, Trưởng công an kiêm TThủ trưởng cơ quan điều tra của công an huyện Tiên Lãng thì ông có biết quyết định hành chính của huyện Tiên Lãng đã bị khởi kiện và đã có bản án có hiệu lực của tòa án thì việc thi hành cưỡng chế đó thuộc thẩm quyền của Cơ quan Thi hành án, vậy mà cơ quan hành chính ( UBND Huyện) ra quyết định cưỡng chế là trái pháp luật, với tư cách cơ quan tham mưu ông có ý kiến gì về việc này?”. Ông Mải trả lời: “ Việc đúng sai là do UBND Huyện, chúng tôi là cơ quan chấp hành nên ra lệnh thì chúng tôi làm”. Nhiều câu hỏi khác của LS Triển đưa ra như: Nhà anh Qúy không thuộc dienj cưỡng chế, không được phép của gia đình thì ai cho phép đoàn cưỡng chế xông vào nhà người ta ?, các vết đạn trên tường nhà anh Qúy do ai bắn? Tại sao khi kíp mìn nổ chưa gây hậu quả gì mà ông chỉ đạo tiếp tục xông vào nhà anh Qúy để hậu quả xảy ra vụ án này?,…Ông Mải đều trả lời: Tôi không trả lời LS hoặc viện giải với những lý do khác không thể chấp nhận được.
Buổi chiều chỉ tiến hành khoảng 30 phút chủ yếu dành cho LS Triển hỏi ông Mải. Sau đó, chủ tọa phiên tòa tuyên bố tạm dừng phiên tòa tại đây. Ngày mai 8h tòa tiếp tục làm việc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)