Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Tiên trách kỷ hậu trách nhân

Vào mang thấy bài hay treo về nhà thỉnh thoảng ngăm, đời thật bất công, mang một thằng Thiếu văn hóa và vô học lên quản lý Văn hóa


Có lẽ, Bộ Văn hóa, Thể Thao & Du lịch nên đổi slogan cho ngành du lịch Việt Nam thành “Đất nước ma thuật” - thay cho slogan đang dùng là“Vẻ đẹp bất tận” thì hợp lý hơn. Ở chỗ, dù đã gào lên ầm ĩ (chắc chắn không chỉ bằng nước bọt) nhưng đến nay, chả mấy ai nhớ slogan của Bộ. Thêm vào đó, “đất nước ma thuật” nghe ấn tượng hơn, hấp dẫn hơn và cơ bản, “slogan” này phản ánh chân thực những giá trị cơ bản mà Việt Nam đang sở hữu. 

Sao lại gọi Việt Nam là “Đất nước ma thuật”? Trước hết bởi để tìm kiếm những giá trị thật ở đất nước này cực khó, nếu chẳng muốn nói là không thể. Nói cách khác, những giá trị thật không có đất sống trong môi trường Việt Nam, buộc phải sói mòn rồi cạn kiệt. Cũng xin lưu ý, môi trường ViệtNam mà tôi nói ở đây không khu biệt trong nước hay ngoài nước hay thể chế chính trị nào mà ý nói đến ở những nơi có mặt người Việt sinh sống. Đơn giản nhất như việc nói thật hay bị ném đá bởi người ta chỉ chuộng lối nói dối, nói trái với suy nghĩ của mình. Sự giả dối ăn sâu vào máu của người Việt - thứ mà thiếu đi, người Việt sẽ không còn là người Việt nữa. Tất cả biến Việt Nam thành một dân tộc vô liêm sĩ một cách đáng kính trọng.


Từ nạn giả dối tràn lan khắp các hang cùng ngõ hẹp, từ mạn xuôi lên mạn ngược, từ trung ương tỏa ra các địa phương để chẳng nơi đâu mà các khái niệm dễ dàng bị người ta…đánh tráo hơn thế. Nhà ma thuật David Copperfield có thể nổi tiếng ở đâu đó bằng cách đi xuyên vạn lý trường thành, có thể nhấc bổng cả đoàn tầu chục toa lên khỏi mặt đất, có thể biến con bồ câu trên tay thành con ngựa vằn (và ngược lại) nhưng đến Việt Nam thì chịu thôi. Bởi để biến một Đàm Vĩnh Hưng thành văn công cộng sản và phù phép một Trọng Tấn, Anh Thơ thành những kẻ vì cái tôi cá nhân và (gần như) phản bội lại đất nước thì chỉ có mỗi Việt Nam làm được. Chính xác hơn là mỗi Bộ Văn hóa Thể Thao Du lịch Việt Nammới làm được, David Copperfield chịu. Nếu được đề nghị và trả cho một khoản thù lao kếch xù thì anh ta cũng chịu và chỉ biết ngơ ngác rồi bỏ của chạy lấy người.

Đàm Vĩnh Hưng chính xác chỉ là một ngôi sao giải trí, là ông hoàng của làng showbiz và thứ tư tưởng nếu có chỉ là chủ nghĩa hiện kim hiện vật. Anh ta làm nghề vì đam mê và kiếm tiền để nuôi dưỡng, tỉa tót đam mê. Chấm hết. Đàm Vĩnh Hưng là người chịu thụ hưởng cuộc sống nên nơi nào đáp ứng được cho sự thụ hưởng thì anh sẽ hướng về nó. Như từng có lần Đàm Vĩnh Hưng muốn tuồn sang Mỹ nhưng kế hoạch bất thành (rớt phỏng vấn), anh đành phải ở lại ViệtNam. Trong não bộ của cộng sản, không có tên của Đàm Vĩnh Hưng. Nếu có chỉ là sựtưởng tượng của dăm ba cái đầu đầy cám lợn ở đâu đó trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

Ngược lại là Trọng Tấn, dù hình ảnh không được phủ sóng theo diện rộng, không nằm lòng trong mọi tầng lớp công chúng cùng với “mật độ” của những lần ra album thưa thớt (và ca sĩ như anh cũng chẳng cần phải tung ra quá nhiều album làm gì) nhưng trong lãnh địa nhạc đỏ, Trọng Tấn là địa chủ của những địa chủ. Không chỉ co cụm trong lãnh địa nhạc đỏ mà vươn ra nhạc nhẹ, nếu Thanh Lam được mặc định là diva hàng đầu thì không ai khác ngoài Trọng Tấn là divo số 1 của nhạc Việt. Là bởi, xét về âm sắc, Trọng Tấn là giọng hát nam đẹp nhất, quý nhất Việt Nam hiện nay. Nói về tư duy âm nhạc, chẳng nam ca sĩ nào sở hữu được một tư duy âm nhạc văn minh hơn thế. Tư cách thì miễn bàn, giữa một làng âm nhạc xô bồ và nhộn nhạo, Trọng Tấn không bị cuốn theo vòng xoáy của thị trường mà tách hẳn thành một dòng chảy riêng tư để giữ được cho mình một thế đứng từ tốn mà độc tôn, vững chãi. Không dừng lại ở một giọng hát đẹp, một tư duy âm nhạc văn minh, một tư cách sạch sẽ, Trọng Tấn còn là tấm gương, là đích đến mẫu mực của các thế hệ ca sĩ sau này hay ít nhất nếu chả được thế, tài năng và tư cách của anh vượt trội và hơn hẳn lắm anh, lắm bà cộm cán trong cái bộ có cái tên mỹmiều Văn hóa Thể Thao & Du lịch. Với mình, Trọng Tấn là báu vật quốc gia.

Trở lại với công điện của Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Nguyễn Văn Tình yêu cầu kỷ luật Trọng Tấn (và Anh Thơ) theo mình là một loại công điện VỚ VẨN, NHẢM NHÍ. Công điện ấy nó RẺ TIỀN hơn cả Ngọc Huyền. Vì sao mình bảo thế? Vì tinh thần của của cái gọi là công điện ấy nó đậm đặc mùi vị của sự THÙ VẶT theo cảm tính cá nhân, là cái sự THỂ HIỆN TA ĐÂY QUYỀN LỰC của dăm ba vị tai to mặt lớn (và dày nữa) của Bộ Văn hóa Thể Thao & Du lịch. Đấy thực chất là TƯ ĐIỆN chứ CÔNG ĐIỆN quái gì. Ở đây hình như có sự lạm dụng quyền hạn để trút bỏ những ẩn ức cá nhân, họ mượn cái CÔNG ĐIỆN cho sang để che dấu, lấp liếm cho sự HÈN MỌN của mình. Là trừng phạt theo kiểu ĐÀN BÀ í. Ý, anh là người của Bộ thuộc Trung Ương, quyền lực của anh to thế mà chúng mày dám đặt dưới cơ của mấy thằng ở Ninh Bình à. Anh giận nên anh kỷ luật. Chuyện chỉ đơn giản thế chứ làm đéo gì có cái gọi là ý thức chính trị gì ở đây. Ối giời, các anh mà ý thức chính trị sâu sắc thế thì quá phúc cho đất nước này. Tiếc là những thứ mà các anh đang hồn nhiên bày ra thì có độ lượng đến mấy thì người ta cũng khó mà cho rằng các anh có ý thức chính trị. Nhân đạo (hay xuề xòa) hơn thì cứ cho là có cơ mà cái ý thức ấy của các anh nó qua loa, đại khái lắm. Nó sơ xài một cách đáng kinh ngạc.

Dưới đôi mắt của một người quan sát bình dân thôi người ta cũng phải thấy Chương trình nghệ thuật chào mừng năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào là một sự kiện văn hóa đặc biệt quan trọng. Về mặt tư tưởng thì đây là chương trình đánh dấu tình hữu nghị Việt Lào, nó có sự tham dự của các lãnh đạo cao cấp của hai nước. Sâu hơn thế, có mù lòa đui chột thì cũng phải thấy giai đoạn hiện nay là giai đoạn cực kỳ nhậy cảm, Việt Nam đang rất cần sự đồng thuận, ủng hộ của các nước láng giềng trong khu vực trước sự nhũng nhiễu của Bắc Kinh thì các chương trình như thế sẽ có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Trong khi Trung Quốc tung tiền để mua khu vực, ta chả có nên chỉ tranh thủ cái tình thì phải biết tổ chức sao cho cẩn thận chu đáo chứ. Mà chả cần phải đợi đến khi nhậy cảm, các chương trình ở cấp quốc gia thế này phải được tổ chức một cách chuyên nghiệp, bài bản bởi những chương trình như thế là bộ mặt quốc gia kia mà. Nói xin lỗi, nhìn vào những gì các bố đang làm người ta thấy các bố tổ chức chương trình nghệ thuật cao cấp mà còn kém hơn văn nghệ đám cưới miệt vườn. Chuẩn bị thì qua loa, đại khái rồi cũng chả có phương án bọc lót, dự bị để thay thế nếu có sự cố. Ai đời giao cho NSND Quang Thọ, sắp đến ngày diễn thì nghệ sĩ này bị ngã thế là cấp tập cử Trọng Tấn đi thay. Làm ăn kiểu đấy thì họ đỡ cho đã là may, lại còn dỗi. Nói xin lỗi, một event, một hội nghị khách hàng người ta đã chuẩn bị trước đó vài tháng và có đủphương án thay thế trong khi đây là chương trình cao cấp mà các bố cứ duy trì theo kiểu nhà quê. Xét nét nữa người ta thấy chả ai khác ngoài các bố cực kỳchủ quan và xem nhẹ mối quan hệ với Lào. Thử thay chữ Lào bằng Hoa Kỳ hay Nhật Bản thì các bố có dám giữ cái phong cách tổ chức như thế không? Như vậy thì nếu có ý thức chính trị thì các bố phải tự vả vào mồm các bố trước chứ làm gì đã đến lượt Trọng Tấn hay Anh Thơ. Quên mất, các bố xưa nay mải mê làm bố mẹ đời hoặc mặt đã dày như bê tông thì làm đéo gì còn khái niệm xấu hổ đẻ mà tự kỷluật mình. Mới nói là nuôi cái ngữ như các bố lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể Thao Du lịch hiện nay nó phí cơm phí gạo của dân kinh lắm! Chỉ giỏi ăn chia cho mập mặt chứ có làm gì ra hồn đâu mà hở miệng ra là nó bảo đứa này ý thức chính trị non kém, khép mồm lại thì nó bảo nghệ sĩ giờ đây đặt cái tôi của mình trên lợi ích đất nước. Thằng nào trong Bộ Văn hóa Thể Thao & Du lịch mạnh dạn bước ra vỗ ngực xưng tên bảo mình ý thức chính trị sâu sắc để em Hà Cao và mọi người có cơ hội được nhìn thấy và ngưỡng mộ thử xem. Toàn nói láo!

Tiện thể đang nói về ý thức chính trị thì cũng xin nói luôn là khi làm văn hóa thì không cần phải đến chương trình chào mừng hữu nghị với nước nào đó thì ý thức chính trị mới có dịp trỗi dậy mà nó phải được thể hiện thường xuyên và rõ nét trong các hoạt động văn hóa trong nước. Mà các bố có hiểu ý thức chính trị ở đây là gì không? Các bố làm lãnh đạo văn hóa mà phải nói thật là các bố ngu và u mê lắm! Xin thưa các bố ý thức chính trị ở đây không phải là ca đi ca lại mãi bài ca ngợi Đảng cộng sản quang vinh muôn năm, chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta hay ca ngợi đất nước thời đổi mới nhé bởi đó là thứ ý thức được hiểu theo nghĩa thô sơ và thấp nhất có thể. Ý thức chính trị ở đây là ở chất lượng, là bề sâu của các chương trình, lễ hội văn hóa. Đó là ý thức chính trị ở bậc cao, khi sở hữu được nền tảng ý thức này người ta sẽ hiểu được giá trị to lớn mà văn hóa mang lại cho đời sống. Các hoạt động văn hóa có chất lượng thì tự thân vẻ đẹp của nó sẽ lan tỏa ra cộng đồng, len lỏi vào đời sống và từ đó Việt Nam mới đẹp lên được. Và từ sự đẹpđẽ đấy nó mới tác động tích cực ra thế giới. Nói nôm na là đẹp từ bên trong đấy ạ! Đến đây thì các bố tự soi gương thành tựu của các bố thử xem?

Ta chưa cần phải lấy ví dụ ở đâu cho xa. Hãy lấy một đất nước bị cho là cực đoan, khép kín, kinh tế còn nghèo và lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc là Bắc Triều Tiên nhé! Ở đất nước còn khó khăn là thế mà họ đã có một lễ hội đặc sắc và gây ấn tượng mạnh với thế giới. Đó chính là lễ hội Ariang (Clip)


Nhìn lại xứ sở của các bố thừa mứa ý thức chính trị xem các lễ hội văn hóa thế nào? Xin thưa là năm mười hai tháng, chừa mỗi cái toalet chứ đến chỗ nào cũng đụng lễ hội. Này thì lễ hội hoa, sách, phim, nhạc, pháo, biển, dân tộc, đua thuyền, trái cây, lựu đạn…Vài năm trở lại đây còn có lễ hội kinh khí cầu – một lễ hội phải nói là vô duyên, vô hậu nhất Việt Nam. Trong khi bao lễhội giàu bản sắc của dân tộc đang dần bị mai một và cần được thời đại hóa thì các bố chả làm dưng đi lôi về một lễ hội chả ăn nhập gì đến Việt Nam. Chắc ý các bố là thời này nên tha hồ nhập lễ hội để được tiếng chịu hội nhập.

Lễ hội lắm liên hoan cũng lắm nhưng tổ chức chả ra đâu vào đâu để cuối cùng, các lễ hội cứ thế mà thi nhau nhợt nhạt, thiếu sức sống rồi chết yểu. Bởi lễ hội A cũng bân bẩn như lễ hội B, lễ hội B cũng nhếch nhác tựa lễ hội C, lễ hội C thì lem luốc y chang lễ hội D, chả lễ hội nào ra lễ hội nào. Công thức chung vẫn là dựng sân khấu hoa hòe hoa sói, treo dàn đèn nhấp nháy rồi ca sĩ cứ thế mà quốc ca, đảng ca, tỉnh ca, ngành ca… Cũng chả nơi đâu mà hội chợ, lô tô cùng các gian trò chơi có thưởng như ném lon, ném vòng, ném chun cũng được cho là lễ hội. Nói cách khác, lễ hội ở ta chả khác những cái thai non mà những ông bố bà mẹ đẻ không nỡ, nạo hút không đành, nó cứ ất ơ nửa làng nửa chợ. Người ta cứ thích làm thật nhiều vào, rộn ràng vào, trước khi lễ hội diễn ra thì nổ và khoe mẽ đủ các kiểu, rằng thì lễ hội của chúng tôi sẽ hay hớm thếnày, đặc sắc thế nọ nhưng sau đó cứ trôi tuồn tuột, lễ hội xong không còn đểlại chút ấn tượng gì. Có chăng dăm màn tố nhau của những người trong BTC. Mà lỗi này đâu phải ở họ, đúng hơn là tầm vóc của các nhà quản lý văn hóa – ở đây là Bộ Văn hóa Thể Thao & Du lịch quá kém. Kém cả về ý thức, về tài

Ngoài lễ hội ra thì dân trí và đời sống tinh thần của người dân đang được Bộ Văn hóa Thể Thao & Du lịch ở ta lo lắng thế nào ạ? Ai ởTP.HCM thi thoảng rảnh thì nhớ ra các công viên mà xem Sở Văn hóa Thể Thao& Du lịch TP.HCM tổ chức các chương trình ca múa nhạc tạp kỷ trong những dịp mừng Đảng mừng xuân thì không buồn nôn ói mửa mới lạ…Rồi cái gọi là văn hóa của thủ đô ngàn năm văn vật hiện đang thế nào nhỉ!? Vứt mẹ nó vào sọt rác chứ khỏi cần phải bình bàn làm gì cho đau đớn.

Tóm lại là, các bố ý thức chính trị cực kém, giỏi nhất có lẽ ở khoản chơi gái, chia chác, ký cọt nhận tiền. Ra đến quốc hội, cùng với bộtrưởng Bộ TTTT, bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể Thao Du lịch phải nói là nhàn nhạ nhất, lành lặn nhất sau mỗi kỳ họp vì các đại biểu quốc hội ở ta (vì thông minh quá chả hạn) chỉ truy các Bộ đang nắm các lĩnh vực sát sườn với đời sống như giao thông, điện đóm, thực phẩm, thuốc thang…còn văn hóa thì hiếm khi nào các đại biểu quốc hội rớ tới. Mà có lẽ muốn rớ thì các vị í cũng chả biết rớ chỗ nào. Là bởi văn hóa là một phạm trù trừu tượng, khó nắm bắt, nó không rõ ràng, chính xác về mặt con số nên các đại biểu của nhân dân lờ luôn cho lành, cho đỡ mang tiếng dốt nếu sẩy miệng. Thế nên mang tiếng là quốc gia có nền văn hóa dài bốn nghìn năm nhưng hiện tại, chúng ta như một quốc gia vô văn hóa vậy. Nếu có chỉ là thứ văn hóa giả cầy.

Mà ngẫm cũng buồn cười nhỉ! Công điện gần như là ý chỉ của quốc gia, của đại cục, ít hay nhiều nó thiêng liêng lắm chứ đâu phải là thứ cứmuốn, cứ thích cứ hứng lên bất tử là lôi ra ký hả các bố. Các bố được Đảng, nhà nước giao cho trọng trách quản lý văn hóa thì trước hết phải ý thức được điềuđó chứ sao cứ hành xử như một lũ dở hơi thế!? Lần sau, muốn giải quyết những ẩnức cá nhân, những dỗi hờn vặt vãnh thì các bố tự điện rồi gọi ông bà, dòng tộc các bố ra mà ký. Công điện là của nhà nước, không phải của ông bà các bố để lạiđể rồi muốn làm gì thì làm, muốn ký sao thì ký. Lũ nhà quê!

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Tính pháp lý của việc kế thừa hai quần đảo

Phạm Thanh Vân và Dương Danh Huy

Khi trả lời câu hỏi nước Việt Nam là gì, chúng ta sẽ nghĩ về nó dưới nhiều phương diện khác nhau.
Về phương diện lịch sử, văn hóa, dân tộc, có thể cho rằng đất nước Việt là nước bắt đầu từ thời các Vua Hùng, đi qua các thời kỳ của An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, vv, các triều đại sau đó, qua giai đoạn cận đại cho đến tận ngày nay. Phương diện này xem những lần chia cắt đất nước chỉ là nhất thời và nhấn mạnh đến kết quả là đất nước hiện tại là thống nhất.
Trên phương diện chính trị, có quan điểm cho rằng quốc gia ngày nay có tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) chính là quốc gia ra đời ngày 2/9/1945 khi Việt Minh tuyên bố Việt Nam là một nước độc lập với tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH). Tiếp theo, quan điểm này có thể cho rằng từ đó đến nay từ Bắc tới Nam luôn luôn chỉ có duy nhất một quốc gia Việt Nam, hoặc ở một thời điểm nào đó sau Hiệp định Genève, VNDCCH trở thành một quốc gia phía Bắc vĩ tuyến 17, nhưng tới 30/4/1975 thì bao gồm cả phía Nam, và sau đó đổi tên thành CHXHCNVN.
Tuy nhiên, về phương diện pháp lý, CHXHCNVN hiện tại được cấu thành từ hai quốc gia có tên VNDCCH và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), trước đó có tên Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Quan điểm này dựa trên luật quốc tế và sự công nhận của cộng đồng quốc tế, và tách rời khỏi những yếu tố tình cảm, ý thức hệ và các mục đích chính trị.
Cách nhìn pháp lý này bị né tránh vì nó liên quan nhiều đến hình thức, thủ tục khô khan, và vì trên thực tế vai trò của nó có vẻ đã là hạn chế trong ứng xử chính trị giữa người Việt với nhau. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có vai trò quan trọng trong việc CHXHCNVN quyết định tiếp nối thế nào đối với những nghĩa vụ và quyền lợi của hai quốc gia trước, và đặc biệt là nó có vai trò quan trọng trong cuộc tranh biện về Hoàng Sa, Trường Sa.
Lý do là, trong lập luận của họ, Trung Quốc mặc nhiên bỏ qua các tuyên bố và hành động của VNCH trong việc bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, mặc nhiên cho rằng CHXHCNVN là VNDCCH trước 1976, và dùng công hàm của thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng, cũng như các hành vi liên quan của VNDCCH, để diễn giải rằng CHXHCNVN đã công nhận chủ quyền Trung Quốc trên hai quần đảo này.
Trước 1976: có hai quốc gia
Trước 1976, Việt Nam có hai quốc gia khác biệt trong tình trạng chiến tranh
Vấn đề ở đây là nếu chính phủ VNCH không phải đã từng là đại diện của một quốc gia thì những tuyên bố và hành động của chính phủ đó để duy trì chủ quyền sẽ không có giá trị.
Theo luật quốc tế, để là một quốc gia, cần có (i) lãnh thổ, (ii) dân cư, (iii) chính phủ, và (iv) khả năng có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác. Phần lớn các nhà luật học viết về tính quốc gia trong trường hợp Việt Nam đều cho rằng VNDCCH và VNCH/CHMNVN là hai quốc gia.
Tuy Hiệp định Genève 1954 chỉ chia Việt Nam thành hai vùng tập kết với ranh giới là vĩ tuyến 17, nhưng do các yếu tố thực tế (de facto), có thể cho rằng bắt đầu từ một thời điểm nào đó sau Hiệp định, ở Việt Nam có hai quốc gia: quốc gia phía Bắc với tên VNDCCH, và quốc gia phía Nam với tên VNCH. Ranh giới vĩ tuyến 17 trong Hiệp định Genève 1954 đã trở thành biên giới de facto giữa hai quốc gia. Mỗi quốc gia có lãnh thổ, nhân dân, chính phủ và quân đội riêng và đều được công nhận bởi nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tới năm 1966, VNCH cũng có tư cách quan sát viên thường trực tại LHQ. Trong một số nghị quyết của LHQ vào năm 1973 cũng đã chỉ rõ VNDCCH là một quốc gia.
Khi Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN ra đời năm 1969, Chính phủ VNDCCH công nhận đó là đại diện hợp pháp của quốc gia phía Nam. Trung Quốc cũng công nhận đó là đại diện hợp pháp của miền Nam. Như vậy, không nước nào, kể cả Trung Quốc, có thể nói rằng chính phủ VNDCCH luôn luôn cho rằng mình là chính phủ hợp pháp duy nhất cho toàn bộ Việt Nam.
Sau 30/4/1975, khi Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN thay thế chính phủ VNCH, tư cách pháp lý của hai quốc gia ở hai bên vĩ tuyến 17 tiếp tục được khẳng định bởi một số thực tế ngoại giao, thí dụ như,
Tháng 10/1975, Bộ trưởng Ngoại giao Úc viết có ít nhất 75 nước công nhận cả hai chính phủ VNDCCH và CHMNVN như hai chính phủ của hai quốc gia độc lập. Trong số 75 nước đó bao gồm cả Trung Quốc, và những nước không thuộc khối XHCN như Thụy Điển, Ấn Độ, Úc, Nhật, Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Canada v.v...Hai quốc gia VNDCCH và CHMNVN đã tham gia hai tổ chức WHO và WMO với tư cách là những thành viên độc lập. Cả hai đều có tư cách quan sát viên thường trực riêng biệt ở LHQ.
"VNCH/CHMNVN có thẩm quyền trong việc duy trì chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. VNDCCH là bên thứ ba trong tranh chấp và các tuyên bố hay sự im lặng của VNDCCH không ảnh hưởng gì đến chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa của VNCH/CHMNVN."
Các văn kiện chính thức của VNDCCH và CHMNVN cũng ghi nhận đó là hai Nhà nước và hai Chính phủ khác biệt.
Như vậy, rõ ràng VNDCCH và VNCH/CHMNVN là hai quốc gia khác biệt.
Vì thế, VNCH/CHMNVN có thẩm quyền trong việc duy trì chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. VNDCCH là bên thứ ba trong tranh chấp và các tuyên bố hay sự im lặng của VNDCCH không ảnh hưởng gì đến chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa của VNCH/CHMNVN.
Sau 1976: quốc gia thừa kế được công nhận
Vấn đề ở đây là nếu cho rằng CHXHCNVN là quốc gia phía Bắc vĩ tuyến 17 thụ đắc lãnh thổ của quốc gia phía Nam bằng bạo lực thì, với Nghị quyết 2734 (XXV) của LHQ cấm thụ đắc lãnh thổ của quốc gia khác bằng bạo lực, CHXHCNVN sẽ không có chủ quyền hợp pháp với bất cứ vùng lãnh thổ nào phía Nam vĩ tuyến 17, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa.
Với quan điểm sai lầm đó thì sau ngày 30/4/1975 tính pháp lý của quốc gia VNCH không còn tồn tại, trong khi CHXHCNVN không được thừa kế chủ quyền, cho nên Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc về một trong những quốc gia khác đã đòi chủ quyền trước đó. Và với quan điểm sai lầm đó thì không có chính phủ Việt Nam hay quốc gia Việt nào trong tương lai sẽ có chủ quyền đối với hai quần đảo này - trừ khi các quốc gia kia từ bỏ tuyên bố của họ.
Trên thực tế, vì mỗi chính phủ CHMNVN và chính phủ VNDCCH đều được cộng đồng thế giới công nhận là đại diện hợp pháp của một quốc gia, quyết định của hai chính phủ đó để thống nhất hai quốc gia CHMNVN (vốn được đổi tên từ VNCH) và VNDCCH, qua quá trình pháp lý từ 25/4/1976 đến 2/7/1976, bắt đầu bằng cuộc tổng tuyển cử toàn quốc để bầu ra Quốc hội thống nhất, dẫn đến (a) một quốc gia thống nhất và (b) một chính phủ đại diện cho quốc gia đó.
Trên thực tế, sự tồn tại của quốc gia thống nhất đó, và thẩm quyền của chính phủ đó trên toàn bộ lãnh thổ, đã không bị LHQ hay quốc gia nào lên tiếng phản đối. Một năm sau, năm 1977, quốc gia thống nhất, CHXHCNVN, được chấp nhận tham gia LHQ, với chính phủ CHXHCNVN được công nhận là đại diện cho quốc gia đó.
Vì thế, trên phương diện luật quốc tế, CHXHCNVN, là quốc gia thừa kế không bị phản đối của hai quốc gia trước, mặc nhiên thừa kế tất cả các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền VNCH/CHMNVN.
"Việc công nhận trên phương diện luật quốc tế rằng CHXHCNVN là sự thống nhất của hai quốc gia trước, VNDCCH và VNCH/CHMNVN, sẽ là nền tảng cần thiết cho việc phản biện lập luận của Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa."
Trên thực tế, CHXHCNVN đã kế thừa vai trò của VNCH/CHMNVN trong các hiệp định và các tổ chức quốc tế như WHO, WMO, ILO, ITU, UPU, UNESCO hoặc IAEA, IMF. Và CHXHCNVN cũng mặc nhiên thừa kế các yêu sách chủ quyền và thềm lục địa của VNCH/CHMNVN trong các tranh chấp với Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Tương tự, CHXHCNVN mặc nhiên thừa kế Hoàng Sa, Trường Sa từ VNCH/CHMNVN.
Theo một số phân tích, Công hàm Phạm Văn Đồng và các hành vi liên quan của VNDCCH không hội tụ đủ các điều kiện pháp lý để gây ra nghĩa vụ ràng buộc cho VNDCCH cho nên những gì CHXHCNVN thừa kế từ VNDCCH không ràng buộc CHXHCNVN không được thừa kế Hoàng Sa, Trường Sa từ VNCH/CHMNVN
Không nên nhập nhằng các phương diện
Việc công nhận trên phương diện luật quốc tế rằng CHXHCNVN là sự thống nhất của hai quốc gia trước, VNDCCH và VNCH/CHMNVN, sẽ là nền tảng cần thiết cho việc phản biện lập luận của Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa.
Thế nhưng trên thực tế đã tồn tại một sự nhập nhằng giữa quan điểm trong phạm trù luật quốc tế và các quan điểm khác nhau trong phạm trù chính trị. Sự nhập nhằng đó, cộng với mâu thuẫn có thể có giữa quan điểm pháp lý và một số quan điểm chính trị nào đó, có thể sẽ dẫn tới những phát biểu, tuyên bố và hành động trái ngược nhau về tính pháp lý của quốc gia CHXHCNVN. Điều đó làm xói mòn vị trí pháp lý “CHXHCNVN là do hai quốc gia khác biệt thống nhất lại” và sẽ thiệt hại cho Việt Nam trong cuộc tranh biện pháp lý và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế về Hoàng Sa, Trường Sa.
VNDCCH, VNCH và CHMNVN là quá khứ. Cuộc chiến tranh trước 30/4/1975 cũng là quá khứ. Nước Việt Nam thống nhất và sự vẹn toàn lãnh thổ, bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, là hiện tại và tương lai. Sự vẹn toàn lãnh thổ, bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, phải được dân tộc Việt cho là ưu tiên.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của hai tác giả, một là nghiên cứu sinh tiến sĩ về sinh học ở Đức, và một đang sống ở Oxford, Anh quốc.
Theo BBC